Một số nhà phân tích chính trị cho rằng, rất nhiều người ủng hộ cho phe đối lập ở Nga đang nhận được viện trợ tài chính từ nước ngoài.
- Thủ tướng Putin bàn về dân chủ và chất lượng Nhà nước Nga
- Nga bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống
Hơn hai trăm nghìn người tụ tập trên toàn nước Nga vào thứ Bảy (4/2) để lên tiếng về quan điểm chính trị của họ trước cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng tới. Một vài người cho rằng, rất nhiều người ủng hộ cho phe đối lập ở Nga đang nhận được viện trợ tài chính từ nước ngoài.
![]() |
Nhiều nhà phân tích chính trị khẳng định biểu tình lan rộng ở Nga có bàn tay của Mỹ và phương Tây |
“Washington đang chi tiền cho những nhà hoạt động ở một vài thành phố của Nga, những người như blogger nổi tiếng Aleksey Navalny”.
Ông Engdahl tin rằng, thông qua việc hỗ trợ những kẻ chống đối, Washington đang cố gắng thiết lập quyền kiểm soát tại Moscow.
“Họ đang sử dụng chính chính sách mà họ đã sử dụng tại cuộc cách mạng Cam ở Ukraine và ở Gruzia để mang lại quyền lực cho ông Saakashvilli, một tổng thống ủng hộ NATO tại quốc gia này,” ông Engdahl giải thích.
Ông Engdahl cũng nêu ra một vài người ông nghĩ rằng Washington muốn thấy họ nắm quyền tại Nga.
“Những người mà họ hộ trợ về tài chính và đứng sau lưng bao gồm Nemtsov, Navalny... có những người bán linh hồn cho Washington với giá này hay giá khác”.
“Họ mong muốn tạo ra càng nhiều sự bất ổn tại Nga càng tốt để phá hủy việc ông Putin có thể lên chức Tổng thống” ông Engdahl nói thêm.
Mặc dù vậy nhà văn này chắc chắn rằng, chiến thuật này sẽ không thành công ở nước Nga. “Điểm mấu chốt là, sự can thiệp của Mỹ vào các vấn đề nội bộ của cuộc bầu cử nước Nga là một điều không thể chấp nhận được,” ông nói.
Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Dmitry Babich tin rằng, những cuộc biểu tình gần đây đã bị lái theo quan điểm của giới truyền thông.
“Đó chủ yếu là những cảm xúc chủ quan do giới truyền thông đem đến. Một vài người rõ ràng bị bối rối bởi việc nhìn thấy hai gương mặt xuất hiện trên truyền hình quá nhiều, đặc biệt trong vài tháng gần đây,” ông giải thích.
“Không hề có cuộc đấu tranh giai cấp thực sự ở đây,” ông Dmitry Babich trấn an./.