Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ kinh tế 2.000 tỷ USD lớn nhất lịch sử

VOV.VN - Nhà Trắng và các nhà lãnh đạo ở Thượng Viện đã đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ 2.000 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế.

Vào đầu giờ sáng 25/3 (giờ địa phương), Nhà Trắng và các nhà lãnh đạo ở Thượng Viện đã đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ 2.000 tỷ USD, nhằm cung cấp lực đẩy cho nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát nghiêm trọng.

Tổng thống Trump tại buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 23/3 về dịch Covid-19. Ảnh: AP.

Thỏa thuận này khép lại những cuộc đàm phán marathon để tạo ra một trong những biện pháp tốn kém nhất và có quy mô lớn nhất trong lịch sử của Quốc hội Mỹ.

 “Thưa quý vị, chúng tôi đã hoàn tất thỏa thuận”, ông Eric Ueland, Giám đốc về các vấn đề lập pháp của Nhà Trắng, cho biết trước lúc 1h sáng (giờ miền Đông) sau khi rời văn phòng của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện McConnell.

Các quan chức Mỹ tích cực đàm phán không ngừng nghỉ kể từ ngày 20/3 vừa qua.

Thông tin chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được công bố. Theo CNN, thỏa thuận này có thể bao gồm 250 tỷ USD tiền phân phát trực tiếp đến các cá nhân và gia đình, 350 tỷ USD khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, 250 tỷ USD để chi trả cho trợ cấp thất nghiệp và 500 tỷ USD để cho vay tới các doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh kiệt quệ tài chính.

Thỏa thuận nếu được Quốc hội Mỹ thông qua sẽ là hành động lập pháp quan trọng nhất được thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, khiến các bệnh viện trong tình trạng quá tải và phần lớn nền kinh tế bị đình trệ. Kế hoạch này sẽ cung cấp một lượng lớn viện trợ tài chính cho nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, với các điều khoản hỗ trợ cho các công nhân, gia đình cũng như những doanh nghiệp nhỏ và các ngành công nghiệp chính tại Mỹ đang bị ảnh hưởng.

Larry Kudlow, Cố vấn kinh tế trưởng của Tổng thống Donald Trump, đã gọi gói kích thích này là "chương trình hỗ trợ tài chính lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ" tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm qua (24/3). Ông Kudlow nói: "Đây là biện pháp cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế, cung cấp tiền mặt và thanh khoản, ổn định thị trường tài chính để đưa chúng ta vượt qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức trong nền kinh tế mà chúng ta đang phải đối mặt"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại dịch Covid-19: Nước Đức xứng đáng là chỗ dựa cho châu Âu
Đại dịch Covid-19: Nước Đức xứng đáng là chỗ dựa cho châu Âu

VOV.VN -Các thách thức thế kỷ như đại dịch lần này là lúc để bản lĩnh- tư chất của mỗi quốc gia-con người lộ ra rõ nhất.

Đại dịch Covid-19: Nước Đức xứng đáng là chỗ dựa cho châu Âu

Đại dịch Covid-19: Nước Đức xứng đáng là chỗ dựa cho châu Âu

VOV.VN -Các thách thức thế kỷ như đại dịch lần này là lúc để bản lĩnh- tư chất của mỗi quốc gia-con người lộ ra rõ nhất.

Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?
Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?

VOV.VN - Với 48 ca tử vong trên tổng số 514 ca nhiễm tính đến ngày 23/3, Indonesia hiện là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới với 9,3%.

Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?

Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?

VOV.VN - Với 48 ca tử vong trên tổng số 514 ca nhiễm tính đến ngày 23/3, Indonesia hiện là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới với 9,3%.

Nước Mỹ trước viễn cảnh tê liệt vì Covid-19, Trump có kịp trở tay?
Nước Mỹ trước viễn cảnh tê liệt vì Covid-19, Trump có kịp trở tay?

VOV.VN - Những viễn cảnh u ám đang hiện ra phía trước nước Mỹ khi các quan chức nước này khẩn trương đối phó với đại dịch Covid-19.

Nước Mỹ trước viễn cảnh tê liệt vì Covid-19, Trump có kịp trở tay?

Nước Mỹ trước viễn cảnh tê liệt vì Covid-19, Trump có kịp trở tay?

VOV.VN - Những viễn cảnh u ám đang hiện ra phía trước nước Mỹ khi các quan chức nước này khẩn trương đối phó với đại dịch Covid-19.