Mỹ đối mặt với khả năng thâm hụt ngân sách lên tới 3.700 tỷ USD

VOV.VN - Kinh tế đình trệ và gia tăng chi tiêu Chính phủ nhằm đối phó với Covid-19 sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ lên tới 3.700 tỷ USD.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ngày 24/4 cho biết tăng trưởng kinh tế giảm và gia tăng chi tiêu Chính phủ cho công tác xét nghiệm, chăm sóc y tế và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang tăng gần 4 lần lên 3.700 tỷ USD.

Kinh tế đình trệ vì dịch Covid-19 khiến ngân sách liên bang Mỹ thâm hụt nghiêm trọng. Ảnh: AP
Kinh tế đình trệ vì dịch Covid-19 khiến ngân sách liên bang Mỹ thâm hụt nghiêm trọng. Ảnh: AP

Báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết, 4 dự luật hỗ trợ tài chính vừa được thông qua sẽ bổ sung 2.500 tỷ USD vào mức nợ quốc gia 24.600 tỷ USD trong nửa cuối của năm tài khóa 2020. Con số này gấp đôi kỷ lục thâm hụt ngân sách trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Hạ viện Mỹ hiện đang cân nhắc một dự luật mới nhằm hỗ trợ tài chính cho chính quyền địa phương và bang, tuy nhiên dự luật này đang gây tranh cãi khi phe Cộng hòa cho rằng đây không phải là vấn đề của Chính phủ liên bang và điều này sẽ khiến gia tăng nợ quốc gia. 

Trong một diễn biến có liên quan, hơn 1.000 tổ chức và cá nhân bao gồm các tổ chức từ thiện, công ty chăm sóc sức khỏe và chuyên gia y tế trên toàn thế giới đã viết thư kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nối lại cấp kinh phí cho Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Bức thư gửi tới Tổng thống Donald Trump ngày 23/4 cho rằng, Mỹ và thế giới sẽ không thể kiểm soát được đại dịch Covid-19 nếu không có WHO. Theo nội dung bức thư, WHO là tổ chức duy nhất có năng lực kỹ thuật và vai trò toàn cầu trong việc hỗ trợ ứng phó y tế công cộng của tất cả các nước trong thời điểm quan trọng này.

Bức thư cũng kêu gọi Mỹ thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình trong bối cảnh đại dịch cũng như củng cố cấu trúc y tế toàn cầu nhằm phòng tránh các đại dịch tương tự.

Lời kêu gọi được đưa ra sau khi Tổng thống Trump tuần trước quyết định ngừng cấp tài chính cho WHO và yêu cầu điều tra cách tổ chức này đối phó với đại dịch Covid-19. Mỹ là nước tài trợ lớn nhất cho WHO kể từ khi thành lập năm 1948./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Séc bất ngờ nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19 sớm hơn 2 tuần
Séc bất ngờ nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19 sớm hơn 2 tuần

VOV.VN - Chính phủ Séc đã bất ngờ thay đổi kế hoạch nới lỏng các biện pháp chống Covid-19 sớm hơn 2 tuần bắt đầu từ hôm nay (24/4).

Séc bất ngờ nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19 sớm hơn 2 tuần

Séc bất ngờ nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19 sớm hơn 2 tuần

VOV.VN - Chính phủ Séc đã bất ngờ thay đổi kế hoạch nới lỏng các biện pháp chống Covid-19 sớm hơn 2 tuần bắt đầu từ hôm nay (24/4).

Hãng Trung Quốc đề nghị Pakistan thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19
Hãng Trung Quốc đề nghị Pakistan thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19

VOV.VN - Một công ty dược phẩm lớn của Trung Quốc vừa đề nghị Pakistan phối hợp để thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 tại nước này.

Hãng Trung Quốc đề nghị Pakistan thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19

Hãng Trung Quốc đề nghị Pakistan thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19

VOV.VN - Một công ty dược phẩm lớn của Trung Quốc vừa đề nghị Pakistan phối hợp để thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 tại nước này.

Australia từng bước chuẩn bị trước khi nới lỏng giãn cách xã hội
Australia từng bước chuẩn bị trước khi nới lỏng giãn cách xã hội

VOV.VN - Australia chuẩn bị sẵn sàng nới lỏng giãn cách xã hội với nền tảng được xác định sẽ phải “chung sống” với Covid-19 cho đến khi tìm được vaccine.

Australia từng bước chuẩn bị trước khi nới lỏng giãn cách xã hội

Australia từng bước chuẩn bị trước khi nới lỏng giãn cách xã hội

VOV.VN - Australia chuẩn bị sẵn sàng nới lỏng giãn cách xã hội với nền tảng được xác định sẽ phải “chung sống” với Covid-19 cho đến khi tìm được vaccine.