Mỹ không nới lỏng trừng phạt Triều Tiên, nguy cơ đối đầu hiện hữu?

VOV.VN - Mỹ cho rằng, việc nới lỏng trừng phạt vào thời điểm hiện nay là quá sớm, nhất là khi Triều Tiên vẫn đang đe dọa tiếp tục các hành vi khiêu khích.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm qua (17/12) tuyên bố sẽ phủ quyết dự thảo nghị quyết do Trung Quốc và Nga đề xuất nhằm nới lỏng trừng phạt đối với Triều Tiên. Trước đó, nước này cũng bác bỏ “tối hậu thư” của Triều Tiên về thời hạn chót cuối năm phải thay đổi cách tiếp cận. Bóng đen ám ảnh tương lai hòa bình của khu vực cũng như thế giới trong suốt 5 thập niên qua lại một lần nữa trỗi dậy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi tại Khu phi quân sự (DMZ) Hàn – Triều ngày 30/6. Nguồn: AP.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Tổng thống Donald Trump vẫn quyết tâm thực hiện cam kết đưa ra với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore hồi tháng 6/2018 nhằm cải thiện quan hệ, xây dựng nền hòa bình lâu dài và đảm bảo phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể làm được nếu chỉ có nỗ lực từ một phía. Việc nới lỏng trừng phạt vào thời điểm hiện nay là quá sớm, nhất là khi Triều Tiên vẫn đang đe dọa tiếp tục leo thang các hành vi khiêu khích và từ chối gặp gỡ các quan chức Mỹ để thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa.

Trước đó hồi đầu tuần, Nga và Trung Quốc đã chuyển tới các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một dự thảo nghị quyết đề xuất “điều chỉnh trừng phạt” đối với Triều Tiên tùy theo các giai đoạn thực hiện phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, nghị quyết này không nhằm chia rẽ Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, mà là nhằm thúc đẩy một cách tiếp cận thống nhất trong việc thiết lập hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, cũng như gửi đi một thông điệp tích cực tới các bên liên quan:

“Trung Quốc hy vọng các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể duy trì sự thống nhất, gánh vác trách nhiệm lịch sử của mình và ủng hộ nghị quyết dự thảo Trung Quốc-Nga để cùng nhau thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để đạt được phi hạt nhân hóa, hòa bình và ổn định lâu dài trên bán đải Triều Tiên”, ông Cảnh Sảng nói.

Dự thảo nghị quyết của Nga và Trung Quốc đưa ra chỉ nửa tháng trước thời hạn chót cuối năm mà Triều Tiên đặt ra cho Mỹ để tự quyết định "món quà Giáng sinh" cho mình. Món quà Giáng sinh mà Triều Tiên chuẩn bị cho Mỹ vẫn còn là câu hỏi còn đề ngỏ. Song kể từ tháng 5/2019, Triều Tiên đã thực hiện 13 vụ phóng tên lửa đạn đạo nhằm gây sức ép với Mỹ và cảnh báo nối lại các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa và hạt nhân, mà nước này đã đóng băng trong suốt 2 năm qua.

Ngoại trừ một số quan chức Mỹ, hầu hết những người dù lạc quan song vẫn phải thừa nhận nỗ lực hòa bình gần như đã trở về vạch xuất phát, mục tiêu phi hạt nhân hóa đang trở nên xa vời. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, đã đến lúc phải nghiêm túc ngồi xuống và thảo luận về một thỏa thuận chính trị cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

“Tôi đã theo dõi vấn đề Bán đảo Triều Tiên trong khoảng 1/4 thế kỷ. Vì thế, tôi quan thuộc với chiến thuật của họ và tôi cho rằng, chúng ta cần nghiêm túc và ngồi xuống và thảo luận về một thỏa thuận chính trị cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Đó là cách tốt nhất và duy nhất để tiến lên phía trước”, ông Esper nói.

Các chuyên gia phân tích đã chỉ ra lý do khiến Triều Tiên từ một nhà đàm phán thiện chí quay trở lại chính sách “bên miệng hố chiến tranh”, chính là việc nước này chưa có đủ niềm tin với những hứa hẹn về kinh tế, hòa bình và ổn định mà Chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa ra.

Viện Chiến lược an ninh quốc gia Hàn Quốc (INSS) mới đây công bố báo cáo cho rằng Triều Tiên có thể thông báo chấm dứt cuộc đối thoại phi hạt nhân với Mỹ tại phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên vào cuối tháng 12/2019, nếu như Mỹ không đưa ra đề xuất mới. Tuy nhiên thời điểm và mức độ của những hành động này sẽ được tính toán một cách hợp lý nhằm tránh bị tăng cường cấm vận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tướng Mỹ: “Quà Giáng sinh” của Triều Tiên có thể là tên lửa tầm xa
Tướng Mỹ: “Quà Giáng sinh” của Triều Tiên có thể là tên lửa tầm xa

VOV.VN - Tướng Mỹ cho rằng, mối đe dọa của Triều Tiên về "món quà Giáng sinh" có thể sẽ là một tên lửa đạn đạo tầm xa.

Tướng Mỹ: “Quà Giáng sinh” của Triều Tiên có thể là tên lửa tầm xa

Tướng Mỹ: “Quà Giáng sinh” của Triều Tiên có thể là tên lửa tầm xa

VOV.VN - Tướng Mỹ cho rằng, mối đe dọa của Triều Tiên về "món quà Giáng sinh" có thể sẽ là một tên lửa đạn đạo tầm xa.

Đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ sẽ thăm Trung Quốc
Đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ sẽ thăm Trung Quốc

VOV.VN - Đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ sẽ tiến hành thăm Trung Quốc trong thời gian hai ngày 19 và 20/12. 

Đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ sẽ thăm Trung Quốc

Đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ sẽ thăm Trung Quốc

VOV.VN - Đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ sẽ tiến hành thăm Trung Quốc trong thời gian hai ngày 19 và 20/12. 

Mỹ không nới lỏng lệnh trừng phạt với Triều Tiên
Mỹ không nới lỏng lệnh trừng phạt với Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ sẽ không nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nếu nước này không phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng.

Mỹ không nới lỏng lệnh trừng phạt với Triều Tiên

Mỹ không nới lỏng lệnh trừng phạt với Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ sẽ không nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nếu nước này không phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng.