Mỹ lên án Nga thử tên lửa chống vệ tinh là "liều lĩnh và nguy hiểm"

VOV.VN - Ngày 15/11, Mỹ lên án mạnh mẽ vụ phóng thử tên lửa chống vệ tinh của Nga, buộc các thành viên phi hành đoàn trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) phải chuẩn bị sơ tán để đảm bảo an toàn.

Mỹ coi đây là “một hành động liều lĩnh và nguy hiểm” và nói rằng “sẽ không khoan nhượng” cho hành vi này vì nó khiến các lợi ích quốc tế gặp rủi ro.

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ cho biết, Nga đã thực hiện cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, sử dụng tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất (DA-ASAT). Vụ thử tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ có thể theo dõi, cùng hàng trăm mảnh vụn nhỏ hơn.

“Nga đã cho thấy sự coi thường an ninh, an toàn, ổn định và bền vững lâu dài trong không gian đối với tất cả các quốc gia. Các mảnh vỡ do DA-ASAT của Nga tạo ra sẽ tiếp tục gây ra mối đe dọa đối với các hoạt động ngoài không gian trong nhiều năm tới, khiến các vệ tinh và sứ mệnh không gian gặp rủi ro, cũng như buộc phải thực hiện nhiều hoạt động tránh va chạm hơn”, Tướng James Dickinson, Chỉ huy Bộ Tư lênh Không gian Mỹ, cho biết.

Theo Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, các phi hành gia trên trạm ISS đã lập tức sơ tán vào các "vỏ cứu sinh" đặc biệt sau khi các mảnh vỡ vệ tinh bung ra không gian.

Phi hành đoàn ISS hiện có 7 người gồm 4 phi hành gia NASA Vande Hei, Raja Chari, Thomas Marshburn và Kayla Barron cùng với 2 phi hành gia người Nga Anton Shkaplerov và Pyotr Dubrov và phi hành gia người Đức Matthias Maurer của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).

“Những mảnh vụn tạo ra trong cuộc thử nghiệm nguy hiểm và vô trách nhiệm này sẽ đe dọa các vệ tinh và thiết bị không gian có vai trò sống còn với an ninh, kinh tế và khoa học của mọi quốc gia trong nhiều thập kỷ tới”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói rằng, cuộc thử nghiệm của Nga “sẽ làm tăng đáng kể rủi ro đối với các phi hành gia và nhà du hành vũ trụ trên ISS, cũng như các hoạt động bay vào không gian khác của con người”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Zircon – Tên lửa siêu thanh mới của Nga đang làm “thay đổi cuộc chơi”
Zircon – Tên lửa siêu thanh mới của Nga đang làm “thay đổi cuộc chơi”

VOV.VN - Hệ thống Aegis của Mỹ cần 8 - 10 giây để phản ứng đánh chặn các tên lửa đang tiến đến. Tuy nhiên, trong thời gian đó, tên lửa Zircon đã di chuyển được ít nhất 20 km và các tên lửa đánh chặn của Aegis có lẽ không theo kịp.

Zircon – Tên lửa siêu thanh mới của Nga đang làm “thay đổi cuộc chơi”

Zircon – Tên lửa siêu thanh mới của Nga đang làm “thay đổi cuộc chơi”

VOV.VN - Hệ thống Aegis của Mỹ cần 8 - 10 giây để phản ứng đánh chặn các tên lửa đang tiến đến. Tuy nhiên, trong thời gian đó, tên lửa Zircon đã di chuyển được ít nhất 20 km và các tên lửa đánh chặn của Aegis có lẽ không theo kịp.

Nga thử thành công tên lửa có khả năng mang đầu đạn siêu thanh từ Âu sang Á
Nga thử thành công tên lửa có khả năng mang đầu đạn siêu thanh từ Âu sang Á

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga thông báo, một tàu ngầm hạt nhân của nước này đã phóng thành công tên lửa đạn đạo từ Biển Trắng, đánh dấu vụ thử gần đây nhất trong hàng loạt vụ phóng thử tên lửa trên biển của Nga.

Nga thử thành công tên lửa có khả năng mang đầu đạn siêu thanh từ Âu sang Á

Nga thử thành công tên lửa có khả năng mang đầu đạn siêu thanh từ Âu sang Á

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga thông báo, một tàu ngầm hạt nhân của nước này đã phóng thành công tên lửa đạn đạo từ Biển Trắng, đánh dấu vụ thử gần đây nhất trong hàng loạt vụ phóng thử tên lửa trên biển của Nga.

Mỹ không biết cách phòng vệ trước các tên lửa tiên tiến nhất của Nga - Trung
Mỹ không biết cách phòng vệ trước các tên lửa tiên tiến nhất của Nga - Trung

VOV.VN - Quân đội Mỹ "không biết cách phòng vệ" trước các hệ thống tên lửa tiên tiến nhất của Nga và Trung Quốc, một nhà ngoại giao cấp cao Mỹ thừa nhận.

Mỹ không biết cách phòng vệ trước các tên lửa tiên tiến nhất của Nga - Trung

Mỹ không biết cách phòng vệ trước các tên lửa tiên tiến nhất của Nga - Trung

VOV.VN - Quân đội Mỹ "không biết cách phòng vệ" trước các hệ thống tên lửa tiên tiến nhất của Nga và Trung Quốc, một nhà ngoại giao cấp cao Mỹ thừa nhận.