Mỹ lo ngại Trung Quốc diễn tập với máy bay ném bom trên Biển Đông

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên Không quân Trung Quốc cho một máy bay ném bom đường dài hạ cánh xuống đường băng mà nước này xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc đưa tin, máy bay ném bom đường dài H-6K thuộc Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập cất cánh và hạ cánh trên Biển Đông.

Trung Quốc xâm chiếm trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Wikipedia

Theo thông tin China Daily đăng tải ngày 19/5, cuộc diễn tập này là lần đầu tiên Không quân Trung Quốc cho một máy bay ném bom đường dài hạ cánh xuống đường băng mà nước này xây dựng trái phép trên Biển Đông. Động thái mới của quân đội Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về việc Bắc Kinh “mở rộng kiểm soát” Biển Đông, một điểm nóng vì tranh cãi chủ quyền giữa các nước trong khu vực.

Trung Quốc diễn tập máy bay ném bom ở Biển Đông

Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra cuối ngày 18/5 cho biết, cuộc diễn tập của máy bay ném bom H-6K được tiến hành tại một đảo san hô, song không nêu rõ vị trí và thời điểm diễn ra. Tuyên bố chỉ nói rằng, cuộc diễn tập của các máy bay H-6K diễn ra gần đây trên Biển Đông. Các máy bay đã cất cánh từ một căn cứ không quân và tiến hành một cuộc tấn công giả định vào các mục tiêu trên biển trước khi hạ cánh.

Tuyên bố này dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Wang Mingliang cho biết: “Cuộc diễn tập cất-hạ cánh này nhằm giúp lực lượng Không quân cải thiện khả năng chiến đấu thực tế trước tất cả các mối đe dọa với an ninh hàng hải”.

Dựa trên các thông tin từ Trung Quốc và hình ảnh vệ tinh, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở tại Washington (Mỹ), xác định cuộc diễn tập của các máy bay ném bom H-6K được thực hiện trên đảo Phú Lâm, đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa [quần đảo của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép -ND].

Bên cạnh việc quân sự hóa ở đảo Phú Lâm khi triển khai tên lửa phòng không, radar và chiến đấu cơ hồi tháng 2/2016, Bắc Kinh cũng thúc đẩy các hoạt động dân sự, trong đó có khuyến khích người dân đến sinh sống tại đảo chiếm của Việt Nam.

Những hoạt động trên của Trung Quốc nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của Bắc Kinh, mà Mỹ, Việt Nam và các nước thường xuyên lên án và cho rằng đó là hành động khiêu khích, gây căng thẳng cho khu vực Biển Đông.

Mỹ không khỏi lo ngại

Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy mới vừa chính thức nhậm chức ngày 18/5 của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng, những hành động của Trung Quốc là nhằm khẳng định ý đồ kiểm soát Biển Đông. Các căn cứ của Trung Quốc tại Biển Đông có thể được sử dụng để thách thức sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này.

“Bất cứ lực lượng nào được triển khai trên đảo Phú Lâm đều có thể dễ dàng áp đảo các lực lượng quân sự của các nước khác tại Biển Đông”, Đô đốc Phil Davidson viết trong một báo cáo điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Quân đội Trung Quốc thông tin về cuộc diễn tập với máy bay H-6K chỉ vài tuần sau khi có các báo cáo nói rằng Trung Quốc lắp đặt các trang thiết bị radar và triển khai những tên lửa đầu tiên tại những cơ sở mà nước này xây dựng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa.

Giữa tháng 4, Trung Quốc cũng tiến hành cuộc biểu dương lực lượng Hải quân lớn chưa từng có tại Biển Đông. Trước đó, tàu sân bay Liaoning dẫn đầu phi đội tàu hải quân và các máy bay chiến đấu đã tập trận chiến đấu trong vòng 2 ngày.

Trong chuyến thăm Washington năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đảm bảo với Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama rằng: “Trung Quốc không có ý định quân sự hóa Biển Đông”.

Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ nhìn nhận rằng, những hành động gần đây của Bắc Kinh cho thấy họ đã không giữ lời hứa của mình.

CNN dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc Christopher Logan nói: “Mỹ vẫn duy trì cam kết về một khu vực tự do hàng hải tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa khu vực tranh chấp tại Biển Đông sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây mất ổn định khu vực”.

Đầu tháng này, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng cảnh báo việc Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự hóa sẽ dẫn đến “những hậu quả trước mắt và lâu dài”.

Song giới chuyên gia quân sự không thể phủ nhận một điều rằng, Trung Quốc đã củng cố được sức mạnh quân sự trên Biển Đông. Điều này khiến Mỹ không khỏi lo ngại.

“Trung Quốc không lo sợ việc tạo ra một cuộc khủng hoảng. Trung Quốc có nhiều công cụ để đối phó với các nước láng giềng trong thời bình hiện nay. Trong khi Mỹ lại không có đủ khả năng để tác động tới các công cụ này”, nhà phân tích Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án về Năng lực Trung Quốc tại Viện Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận định.

“Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã có những đường băng, có pháo... Mọi trang thiết bị Trung Quốc triển khai đều là quân sự. Điều này thực sự đáng sợ”, Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Inhofe phát biểu khi nghe Đô đốc Phil Davidson điều trần.

Philippine bình chân

Phản ứng từ Manila, các nhà lập pháp đối lập của Philippines đã lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Nghị sĩ Gary Alejano khẳng định, vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông là một “mối quan ngại toàn cầu”.

Các nghị sĩ đối lập Philippines không đồng tình với lập trường không đối đầu với Trung Quốc của Tổng thống Duterte.

Trong một tuyên bố ngày 19/5, Tổng thống Duterte cũng lên tiếng cho rằng: “Máy bay Trung Quốc có thể tiếp cận Manila trong vòng 7-10 phút, vậy nên Philippines có nên thúc đẩy một cuộc chiến?”.

Tờ Thời báo Kinh tế The Economic Times dẫn lời ông Duterte, song không nêu rõ Tổng thống Philippine liệu có biết thông tin Trung Quốc diễn tập máy bay ném bom H-6K khi đưa ra phát biểu này hay không?

Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông khi Trung Quốc không ngừng chính sách “bành trướng” trước các nước láng giềng nhằm mở rộng kiểm soát Biển Đông, tuyến đường biển huyết mạch của thương mại toàn cầu, đồng thời giàu tài nguyên hải sản và có trữ lượng dầu, khí đốt tiềm năng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ cảnh báo những hệ lụy việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông
Mỹ cảnh báo những hệ lụy việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông

VOV.VN - Người phát ngôn Nhà Trắng cảnh báo, việc Trung Quốc tiếp tục các hành động quân sự hóa Biển Đông “sẽ có những hậu quả trước mắt và lâu dài”.

Mỹ cảnh báo những hệ lụy việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông

Mỹ cảnh báo những hệ lụy việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông

VOV.VN - Người phát ngôn Nhà Trắng cảnh báo, việc Trung Quốc tiếp tục các hành động quân sự hóa Biển Đông “sẽ có những hậu quả trước mắt và lâu dài”.

Mỹ lo ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ lo ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Nhà Trắng hôm qua cho biết, Mỹ bày tỏ lo ngại về hoạt động quân sự hóa mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.

Mỹ lo ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ lo ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Nhà Trắng hôm qua cho biết, Mỹ bày tỏ lo ngại về hoạt động quân sự hóa mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trung Quốc ngày càng công khai mưu đồ khống chế Biển Đông
Trung Quốc ngày càng công khai mưu đồ khống chế Biển Đông

VOV.VN - Những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cho thấy nước này không giấu giếm tham vọng độc chiếm vùng biển này.

Trung Quốc ngày càng công khai mưu đồ khống chế Biển Đông

Trung Quốc ngày càng công khai mưu đồ khống chế Biển Đông

VOV.VN - Những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cho thấy nước này không giấu giếm tham vọng độc chiếm vùng biển này.

Nhật Bản phê phán hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông
Nhật Bản phê phán hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2018 phê phán mạnh mẽ việc Trung Quốc tiếp tục dùng tàu thuyền xâm nhập trái phép vào khu vực Biển Đông và Hoa Đông.

Nhật Bản phê phán hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông

Nhật Bản phê phán hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2018 phê phán mạnh mẽ việc Trung Quốc tiếp tục dùng tàu thuyền xâm nhập trái phép vào khu vực Biển Đông và Hoa Đông.