Mỹ muốn phô diễn thêm sức mạnh quân sự khiến Trung Quốc dè chừng

VOV.VN - Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ đang soạn thảo một đề xuất về phô diễn lực lượng trên toàn cầu, vốn sẽ khiến Nga và Trung Quốc phải dè chừng.

Cảnh báo mạnh mẽ với Trung Quốc

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ muốn gửi cảnh báo tới Trung Quốc và chứng minh rằng Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn và đối phó với các hành động quân sự của Trung Quốc.

Tàu USS Carl Vinson của Mỹ tới Biển Đông. Ảnh: US Navy

CNN dẫn lời giới chức quốc phòng Mỹ về động thái này trong bối cảnh tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc vừa có một cuộc chạm trán không an toàn trên Biển Đông cách đây vài ngày. Theo đó, bản dự thảo đề xuất này tập trung vào việc thực hiện các cuộc diễn tập quân sự của các tàu chiến, máy bay chiến đấu và binh sĩ Mỹ, để quân đội Mỹ có thể đối phó với các mối đe dọa và các đối thủ tiềm tàng một cách nhanh chóng trên nhiều mặt trận khác nhau.

Đề xuất của Hải quân Mỹ cũng sẽ điều chỉnh kế hoạch thực hiện một loạt chiến dịch của Hạm đội Thái Bình Dương trong tháng 11 tới.

Theo đề xuất này, tàu chiến và máy bay của Mỹ sẽ tới vùng biển và vùng không phận quốc tế trên Biển Đông và tại Eo biển Đài Loan với mục tiêu đảm bảo tự do hàng hải, khẳng định quyền di chuyển tự do qua các vùng biển quốc tế. Chiến lược hành động này đồng nghĩa với việc tàu chiến và máy bay của Mỹ sẽ hoạt động trong cự ly gần với các lực lượng Trung Quốc. Song, giới chức quốc phòng Mỹ khẳng định lực lượng của Washington không hề có ý định xung đột với lực lượng của Bắc Kinh.

Trong năm nay, quân đội Mỹ đã triển khai hàng loạt chiến dịch tương tự tại Biển Đông, đặc biệt thời gian gần đây, tần suất xuất hiện của các tàu Hải quân Mỹ và máy bay ném bom chiến lược B-52 tại khu vực này khá “dày đặc”.

Song theo ý kiến của một quan chức Mỹ, đề xuất này mới chỉ là “một ý tưởng” và sẽ còn xa để được thông qua. Thực tế, giới chức Mỹ cũng biết rõ rằng Trung Quốc thường xuyên cáo buộc các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ là hành động khiêu khích và hành động đối phó từ phía Trung Quốc cũng là vấn đề phải cân nhắc. Cuộc “chạm trán nguy hiểm” giữa hai tàu chiến của Hải quân Mỹ và Trung Quốc đã xảy ra sáng 30/9 khi tàu Hải quân Mỹ đang tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ở gần quần đảo Trường Sa trên Biển Đông [thuộc chủ quyền của Việt Nam-ND].

“Một tàu khu trục Luyang của Trung Quốc đã tiếp cận tàu USS Decatur một cách không an toàn và không chuyên nghiệp ở gần Đá Ga Ven trên Biển Đông”. CNN dẫn lời người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Charles Brown.

Ông Brown cũng cho biết, tàu Trung Quốc đã ngang nhiên gửi đi các cảnh báo buộc USS Decatur phải rời đi và có những hành động hung hăng, tiếp cận ở khoảng cách chỉ 40m phía trước chiến hạm Mỹ.

Thách thức quân sự từ Nga và Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ đã từ chối bình luận hay thông tin về đề xuất này của Hạm đội Thái Bình Dương. “Bộ trưởng Quốc phòng đang có quá nhiều công việc. Chúng tôi không có bình luận nào về các chiến dịch như vậy trong tương lai”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ David Eastburn nói.

Hạm đội Thái Bình Dương cũng không đưa ra bất cứ bình luận nào.

Theo đề xuất, việc triển khai các chiến dịch sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, thời điểm Mỹ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ, do đó đây có thể mang tới những tác động chính trị với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nếu quân đội Mỹ gặp phải thách thức từ phía Trung Quốc tại Biển Đông.

CNN cho biết, đề xuất này hiện tập trung vào các chiến dịch của lực lượng Mỹ trên Thái Bình Dương gần với Trung Quốc, tuy nhiên, nó cũng có thể hướng tới cả khu vực Bờ Tây của Nam Mỹ, nơi Trung Quốc đang tăng cường hoạt động đầu tư. Thậm chí, nếu đề xuất ban đầu được thông qua, các chiến dịch hoạt động của lực lượng Mỹ có thể mở rộng tới gần cả lãnh thổ Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford sẽ cân nhắc các tác động ngoại giao trong từng chiến dịch cụ thể. Theo đó, sẽ tính đến rủi ro khi bất ngờ đưa lực lượng tới các khu vực mới và xa hơn so với kế hoạch triển khai trước đó.

Bản dự thảo đề xuất tăng cường lực lượng này được phát triển trên Chiến lược quốc phòng của Lầu Năm Góc trước những thách thức quân sự ngày càng gia tăng từ phía Nga và Trung Quốc. Bộ trưởng Mattis đã yêu cầu các chỉ huy quân đội Mỹ tiến hành các chiến lược triển khai quân theo những cách sáng tạo và bất ngờ. Trong đó, tàu sân bay Harry S Truman đã có chiến lược hoạt động bất ngờ ở vùng Biển Bắc, gửi thông điệp tới Nga rằng các lực lượng quân đội Mỹ có thể mở rộng hoạt động tới khu vực này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Lính thủy đánh bộ Mỹ phô diễn sức mạnh cảnh báo Nga tại Syria
Ảnh: Lính thủy đánh bộ Mỹ phô diễn sức mạnh cảnh báo Nga tại Syria

VOV.VN- Hơn 100 lính thủy đánh bộ Mỹ đã diễn tập bắn đạn thật tại Syria sau khi Nga cảnh báo tấn công một căn cứ chủ chốt của liên quân do Mỹ dẫn đầu.

Ảnh: Lính thủy đánh bộ Mỹ phô diễn sức mạnh cảnh báo Nga tại Syria

Ảnh: Lính thủy đánh bộ Mỹ phô diễn sức mạnh cảnh báo Nga tại Syria

VOV.VN- Hơn 100 lính thủy đánh bộ Mỹ đã diễn tập bắn đạn thật tại Syria sau khi Nga cảnh báo tấn công một căn cứ chủ chốt của liên quân do Mỹ dẫn đầu.

Quan hệ Mỹ-Trung “nóng” lên với tần suất bay của B-52 ở Biển Đông
Quan hệ Mỹ-Trung “nóng” lên với tần suất bay của B-52 ở Biển Đông

VOV.VN - Liên tiếp trong tuần này, các máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay qua Biển Đông, gửi đi thông điệp tới các “đối thủ” của Mỹ trong khu vực.

Quan hệ Mỹ-Trung “nóng” lên với tần suất bay của B-52 ở Biển Đông

Quan hệ Mỹ-Trung “nóng” lên với tần suất bay của B-52 ở Biển Đông

VOV.VN - Liên tiếp trong tuần này, các máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay qua Biển Đông, gửi đi thông điệp tới các “đối thủ” của Mỹ trong khu vực.

Tàu chiến Mỹ - Trung chạm trán “không an toàn” trên Biển Đông
Tàu chiến Mỹ - Trung chạm trán “không an toàn” trên Biển Đông

VOV.VN - Vụ việc xảy ra khi tàu Hải quân Mỹ tiến vào vùng 12 hải lý quanh các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý.

Tàu chiến Mỹ - Trung chạm trán “không an toàn” trên Biển Đông

Tàu chiến Mỹ - Trung chạm trán “không an toàn” trên Biển Đông

VOV.VN - Vụ việc xảy ra khi tàu Hải quân Mỹ tiến vào vùng 12 hải lý quanh các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý.

Ảnh: B-52 của Mỹ bay qua Biển Đông hai lần trong một tuần
Ảnh: B-52 của Mỹ bay qua Biển Đông hai lần trong một tuần

VOV.VN - Các máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã cùng diễn tập với các chiến đấu cơ Nhật Bản trên Biển Đông, giữa lúc Mỹ-Trung căng thẳng từ kinh tế đến quân sự.

Ảnh: B-52 của Mỹ bay qua Biển Đông hai lần trong một tuần

Ảnh: B-52 của Mỹ bay qua Biển Đông hai lần trong một tuần

VOV.VN - Các máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã cùng diễn tập với các chiến đấu cơ Nhật Bản trên Biển Đông, giữa lúc Mỹ-Trung căng thẳng từ kinh tế đến quân sự.