Mỹ nỗ lực kiểm soát dịch Ebola

VOV.VN -Mỹ công bố các biện pháp kiểm soát Ebola mớí ngay sau khi nước này phát hiện thêm một trường hợp nhiễm virus Ebola.

Mỹ tiếp tục có thêm một trường hợp nhiễm virus Ebola khi một bác sĩ mới trở về New York sau khi điều trị cho các bệnh nhân Ebola ở Guinea đã có phản ứng dương tính với virus chết người này. Trước dịch Ebola đang lây lan mạnh, Mỹ đã công bố các biện pháp phòng dịch mới.

Theo báo chí Mỹ, bác sĩ Craig Spencer đã được đưa tới bệnh viện Bellevue và lập tức bị cách ly. Đây là trường hợp nhiễm virus Ebola đầu tiên ở New York. Bellevue là một trong ba bệnh viện ở Manhattan và là một trong 8 bệnh viện ở bang New York có trang bị đầy đủ trang thiết bị để phòng chống Ebola.

Bác sĩ Craig Spencer trên đường tới bệnh viện Bellevue, New York (Ảnh AP)

Cùng ngày, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố các biện pháp kiểm soát Ebola mới.

Theo đó, bất cứ ai đến từ các nước Tây Phi, như Liberia, Sierra Leone và Guinea khi nhập cảnh vào Mỹ sẽ phải chịu sự giám sát y tế trong vòng 21 ngày, là thời gian ủ và phát bệnh nếu du khách đó bị nhiễm virus Ebola trước khi vào Mỹ. Trước đó, tất cả du khách từ ba nước trên chỉ được phép nhập cảnh vào Mỹ qua 5 sân bay lớn.

Theo chương trình này, tất cả các đối tượng nhập cảnh vào Mỹ từ ba quốc gia trên sẽ phải cung cấp cho giới chức hữu quan một địa chỉ, hai số điện thoại, hai địa chỉ email cùng với địa chỉ và điện thoại của một người ở Mỹ mà họ sẽ tiếp xúc.

Tiếp đó, các du khách này được yêu cầu phải kiểm tra thân nhiệt một lần/ngày và phải giữ liên hệ chặt chẽ với giới chức y tế các địa phương của Mỹ. Các biện pháp an ninh y tế nghiêm ngặt hơn này trước mắt sẽ được áp dụng từ ngày 27/10 tới tại sáu bang của Mỹ gồm New York, Pennsylvania, Maryland, Virginia, New Jersey và Georgia. Sáu bang này của Mỹ hiện chiếm gần 70% tổng số du khách từ các nước “ổ dịch” Tây Phi nhập cảnh hàng ngày.

Theo tiến sĩ Thomas Frieden, Giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, chương trình giám sát này sẽ được duy trì cho tới khi dập xong dịch Ebola:

Ông Frieden cho biết: “Từ quan điểm của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ  chúng tôi sẽ xem xét bất cứ điều gì mà sẽ bảo vệ tốt hơn người dân Mỹ. Nhiệm vụ cơ bản của chúng tôi hiện tại là theo dõi tất cả những người nhập cảnh vào Mỹ”.

Chương trình giám sát thân nhiệt của tất cả các du khách từ ba nước Tây Phi được công bố giữa lúc chính quyền Tổng thống Obama tiếp tục bị áp lực của giới lập pháp của cả hai đảng yêu cầu áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt hơn, trong đó có việc tạm thời cấm tuyệt đối các du khách từ các nước Tây Phi nhập cảnh vào Mỹ nhằm chặn đứng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch Ebola tại nước này.

Tuy nhiên, có một tín hiệu tích cực trong công tác phòng chống dịch Ebola của quốc tế, huyết thanh được chiết xuất từ máu của các bệnh nhân nhiễm Ebola đã bình phục sẽ có trong một vài tuần nữa ở Liberia, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo tiến sĩ Paule Kieny, Phó Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phụ trách hệ thống y tế và phát minh cho biết công việc đang được tiến hành khẩn trương để có thể có thuốc chữa trị và vaccine phòng bệnh vào tháng Giêng năm sau.

Bà Kieny nói: “Những thử nghiệm sẽ được tiến hành trên một số lượng lớn tình nguyện viên. Điều này rất quan trọng trong việc xác định độ an toàn của thuốc. Những dữ liệu này cũng rất quan trọng nhằm đưa ra quyết định về liều thử nghiệm ở châu Phi”.

Theo tiến sĩ Kieny, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của những bệnh nhân nhiễm Ebola đã bình phục để chuyển thành huyết thanh - bằng cách loại bỏ hồng cầu nhưng giữ lại những kháng thể quan trọng. Huyết thanh này sau đó sẽ được dùng để chữa trị cho các bệnh nhân.

Tiến sĩ Kieny cho rằng, cách làm này không phải là không có rủi ro và Tổ chức Y tế thế giới  đã ra hướng dẫn để đảm bảo an toàn. Bất cứ ai hiến máu cũng cần được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm như viêm gan hay HIV. Bà nói việc thử nghiệm hai loại vaccine Ebola chỉ có thể có kết quả ban đầu vào cuối năm nay.

Trước hết vaccine cần được thử nghiệm để xem chúng có an toàn với con người không và có bảo vệ được con người khỏi virus Ebola Haye không. Một khi những vấn đề này đã rõ, Tổ chức Y tế thế giới  hy vọng sẽ mở rộng việc thử nghiệm sang nhiều người hơn và bắt đầu cho sử dụng ở châu Phi.

Tiến sĩ Kieny cho biết: “Việc thử nghiệm này sẽ bắt đầu trong vòng hai tuần tới... và sẽ tiếp tục từ sáu tháng đến một năm nhưng để có kết quả ban đầu về sự an toàn và hệ gien miễn dịch để biết chọn liều như thế nào thì phải đợi đến tháng 12 năm nay”.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 23/10, Tổ chức Y tế thế giới đã quyết định không đề xuất một lệnh cấm đi lại tại khu vực Tây Phi, vốn được nhiều người coi là một biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus chết người Ebola ra khỏi khu vực này.

Ông Keiji Fukuda, trợ lý của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức họp báo cho biết, lệnh cấm đi lại với người dân 3 nước Tây Phi là tâm điểm dịch Ebola sẽ dẫn đến tác động nặng nề với nền kinh tế các nước này. Bên cạnh đó, nó sẽ làm bùng phát làn sóng di cư không thể kiểm soát được từ các nước có dịch bệnh và làm tăng nguy cơ phát tán virus trên người ra toàn cầu.

Theo ông Fukuda, các biện pháp kiểm soát an ninh y tế chặt chẽ tại sân bay bằng máy quét thân nhiệt là biện pháp giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Ông cho biết, tình hình dịch bệnh tại 3 nước Guinea, Liberia và Sierra Leone vẫn đang diễn biến hết sức nghiêm trọng.

Các nước này cần duy trì và tăng cường máy quét thân nhiệt tại các sân bay quốc tế, cửa khẩu hàng hải và biên giới để ngăn virus lây lan ra bên ngoài. Tổ chức Y tế thế giới và các đối tác của mình sẽ tăng cường hỗ trợ cần thiết cho các nước này trong việc đối phó và ngăn ngừa dịch bệnh.’

Theo số liệu mới nhất do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 22/10, số người thiệt mạng do virus Ebola vẫn tăng. Hiện có 4.877 người thiệt mạng trong tổng số 9.936 trường hợp nhiễm bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình trạng của bệnh nhân nhiễm Ebola - Nina Phạm chuyển biến tốt
Tình trạng của bệnh nhân nhiễm Ebola - Nina Phạm chuyển biến tốt

VOV.VN - Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm của Mỹ: “Hiện tình trạng của cô ấy đang tiến triển tốt”.

Tình trạng của bệnh nhân nhiễm Ebola - Nina Phạm chuyển biến tốt

Tình trạng của bệnh nhân nhiễm Ebola - Nina Phạm chuyển biến tốt

VOV.VN - Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm của Mỹ: “Hiện tình trạng của cô ấy đang tiến triển tốt”.

Nữ y tá Tây Ban Nha nhiễm Ebola đã khỏi bệnh
Nữ y tá Tây Ban Nha nhiễm Ebola đã khỏi bệnh

VOV.VN - Nữ y tá Tây Ban Nha Teresa Romero, 44 tuổi nhập viện hôm 6/10 vừa qua tại thủ đô Madrid đã “âm tính” với virus Ebola.

Nữ y tá Tây Ban Nha nhiễm Ebola đã khỏi bệnh

Nữ y tá Tây Ban Nha nhiễm Ebola đã khỏi bệnh

VOV.VN - Nữ y tá Tây Ban Nha Teresa Romero, 44 tuổi nhập viện hôm 6/10 vừa qua tại thủ đô Madrid đã “âm tính” với virus Ebola.

Số người nhiễm Ebola có thể tăng lên 10.000 ca/tuần
Số người nhiễm Ebola có thể tăng lên 10.000 ca/tuần

VOV.VN - WHO cảnh báo số người nhiễm Ebola có thể tăng lên 10.000 ca/tuần vào đầu tháng 12 tới, nếu như không có biện pháp kịp thời để dập dịch.  

Số người nhiễm Ebola có thể tăng lên 10.000 ca/tuần

Số người nhiễm Ebola có thể tăng lên 10.000 ca/tuần

VOV.VN - WHO cảnh báo số người nhiễm Ebola có thể tăng lên 10.000 ca/tuần vào đầu tháng 12 tới, nếu như không có biện pháp kịp thời để dập dịch.  

WHO: Senegal và Nigeria thoát khỏi dịch bệnh Ebola
WHO: Senegal và Nigeria thoát khỏi dịch bệnh Ebola

VOV.VN - Senegal và Nigeria đã chính thức thoát khỏi dịch bệnh Ebola trong khi y tá Tây Ban Nha cũng đã "âm tính" với virus Ebola.

WHO: Senegal và Nigeria thoát khỏi dịch bệnh Ebola

WHO: Senegal và Nigeria thoát khỏi dịch bệnh Ebola

VOV.VN - Senegal và Nigeria đã chính thức thoát khỏi dịch bệnh Ebola trong khi y tá Tây Ban Nha cũng đã "âm tính" với virus Ebola.

Ngày 22/10, WHO họp khẩn cấp đánh giá lại tình hình dịch bệnh Ebola
Ngày 22/10, WHO họp khẩn cấp đánh giá lại tình hình dịch bệnh Ebola

VOV.VN -Đến nay, virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người trong số hơn 9. 200 ca nhiễm bệnh, phần lớn ở Tây Phi.

Ngày 22/10, WHO họp khẩn cấp đánh giá lại tình hình dịch bệnh Ebola

Ngày 22/10, WHO họp khẩn cấp đánh giá lại tình hình dịch bệnh Ebola

VOV.VN -Đến nay, virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người trong số hơn 9. 200 ca nhiễm bệnh, phần lớn ở Tây Phi.

Liên Hợp Quốc thông báo nhân viên thứ 3 tử vong vì Ebola
Liên Hợp Quốc thông báo nhân viên thứ 3 tử vong vì Ebola

VOV.VN - Bệnh nhân là một lái xe người Sierra Leone, làm việc cho văn phòng Liên Hợp Quốc tại nước này

Liên Hợp Quốc thông báo nhân viên thứ 3 tử vong vì Ebola

Liên Hợp Quốc thông báo nhân viên thứ 3 tử vong vì Ebola

VOV.VN - Bệnh nhân là một lái xe người Sierra Leone, làm việc cho văn phòng Liên Hợp Quốc tại nước này

Xuất hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên ở thành phố New York, Mỹ
Xuất hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên ở thành phố New York, Mỹ

VOV.VN - Bác sĩ Craig Spencer, 33 tuổi, thành viên của Tổ chức Bác sĩ không biên giới trở về Mỹ được một tuần thì phát hiện triệu chứng của bệnh Ebola.

Xuất hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên ở thành phố New York, Mỹ

Xuất hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên ở thành phố New York, Mỹ

VOV.VN - Bác sĩ Craig Spencer, 33 tuổi, thành viên của Tổ chức Bác sĩ không biên giới trở về Mỹ được một tuần thì phát hiện triệu chứng của bệnh Ebola.