Mỹ nói gì khi Nga tố thấy vũ khí hóa học của Anh-Đức tại Douma, Syria?

VOV.VN - Mỹ đã lên tiếng phản bác việc Nga tố có bằng chứng cho thấy, chất độc hóa học của Anh và Đức xuất hiện tại Đông Ghouta, Syria.

Vũ khí hóa học của Anh và Đức xuất hiện tại Syria?

Ngày 19/4 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova thông báo, chính phủ Syria đã tìm thấy các thùng chứa khí chlorine của Đức và lựu đạn khói được sản xuất ở Salisbury (Anh), tại vùng lãnh thổ được giải phóng ở Đông Ghouta.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: Sputnik.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Moscow, bà Zakharova cho biết: “Tại một số khu vực được giải phóng của Đông Ghouta, quân đội của chính phủ Syria đã tìm thấy các thùng chứa chlorine- loại vũ khí hóa học khủng khiếp nhất từ Đức, và lựu đạn khói được sản xuất tại thành phố Salisbury, Anh".

Bà Zakharova nhấn mạnh, "những phát hiện này làm suy yếu "lòng tin vào tính nhân đạo" của một số nhà lãnh đạo phương Tây, những người "đưa ra chỉ thị như vậy và những quyết định như vậy" - bà Zakharova nói.

Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết, Nga đã nhiều lần cảnh báo về những hành động khiêu khích do phiến quân thực hiện, trước thời điểm xảy ra vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Douma – vốn được coi là cái cớ để Mỹ, Pháp, Anh phát động cuộc không kích Syria hôm 14/4 vừa qua.

Phía Nga cho rằng, cáo buộc của các nhà lãnh đạo phương Tây về việc chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công bằng chất độc hóa học này căn cứ vào những “nguồn mở” và thông tin từ mạng xã hội, trong đó có Tổ chức Mũ Trắng (White Helmets) - tổ chức phi chính phủ được phương Tây ủng hộ. Nhóm này được cho là liên hệ với phiến quân và hoạt động bên trong khu vực nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân.

Mỹ nói gì?

Trước việc Nga cáo buộc các đồng minh của Mỹ đứng sau, tiếp tế vũ khí hóa học tới Đông Ghouta, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 19/4 cho biết, Mỹ có thông tin đáng tin cậy rằng, Nga và Syria đang cố gắng “dọn dẹp” và “xóa bỏ dấu vết” tại địa điểm nghi ngờ xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria trong khi từ chối cho các quan sát viên của Tổ chức Cấm vũ khí học (OPCW) đến hiện trường.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, các chuyên gia của OPCW đến nay vẫn chưa được tiếp cận địa điểm nghi ngờ xảy ra vụ tấn công tại Douma ngày 7/4. 

Phát biểu trong cuộc họp báo, bà Heather Nauert khẳng định: “Chúng tôi có thông tin cho thấy các quan chức Nga đang làm việc với chính phủ Syria để dọp dẹp địa điểm xảy ra vụ tấn công và loại bỏ các bằng chứng xác thực về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học”.

Trong khi lặp lại lập trường cho rằng chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công, bà Nauert nhấn mạnh, Mỹ đã thu thập được thông tin chứng tỏ "người dân sống trong khu vực  đã bị cả Nga và Syria gây sức ép để cố gắng thay đổi câu chuyện của họ".

Theo bà Nauert, Mỹ lo ngại thời gian các quan sát viên chưa được tiếp cận với hiện trường càng lâu thì bằng chứng về vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ngày càng ít ỏi.

Thực hư vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria?

Đến thời điểm hiện tại, cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc về cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria vẫn chưa ngã ngũ. Mỹ và các nước phương Tây vẫn một mực cáo buộc chính quyền Damascus là chủ mưu, trong khi Nga và Syria đã nhiều lần bác bỏ và cho rằng vụ việc tại Douma là một kế hoạch được dàn dựng từ trước của phương Tây để tiếp tục can thiệp vào quốc gia Trung Đông này.

Hiện nay cũng có nhiều nguồn thông tin trái chiều về vụ việc. Tổ chức điều tra phi chính phủ của Anh - Bellingcat thì khẳng định, đã có hai máy bay trực thăng Mi-8 từ căn cứ không quân Dumayr của chính phủ Syria, bay theo hướng tây nam về phía Douma, khoảng 30 phút trước khi xảy ra cuộc tấn công. Theo tổ chức này, một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học đã thực sự xảy ra.

Còn hôm 19/4, kênh truyền hình Russia 24 của Nga đã công bố đoạn phỏng vấn ngày 18/4 với Hassan Diab - cậu bé xuất hiện với tư cách là “nhân chứng” trong đoạn phim làm giả của tổ chức Mũ Trắng. Kênh Russia 24 TV cũng đã có cuộc phỏng vấn với một bác sĩ của bệnh viện nơi tổ chức Mũ Trắng quay đoạn video. Vị bác sĩ này khẳng định không có bệnh nhân nào có dấu hiệu bị thương do bị tấn công vũ khí hóa học.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, vào năm 2013, sau một vụ tấn công bằng chất độc Sarin đã xảy ra ở Damacus, chính phủ Syria đã quyết định ký công ước cấm Vũ khí hóa học (CWC). Theo Công ước, Syria chấp thuận phá hủy kho vũ khí hóa học. Vào ngày 4/1/2016, OPCW chính thức  xác nhận toàn bộ kho vũ khí hóa học của Damacus đã bị tiêu hủy.

Giải thích về việc vẫn xảy ra rải rác các vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học sau thời điểm nói trên, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng: “Vũ khí hóa học hiện được các phần tử cực đoan và lực lượng phiến quân sử dụng. Đây là thực tế đã được kiểm chứng. Mỗi khi có một vùng được giải phóng, lực lượng (Syria) đều tìm thấy kho chứa vũ khí hóa học ở đó”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“
Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

VOV.VN - Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

VOV.VN - Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".

Lý do khiến Pháp “theo chân” Mỹ dội hỏa lực vào Syria
Lý do khiến Pháp “theo chân” Mỹ dội hỏa lực vào Syria

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, phối hợp với Mỹ tấn công Syria sẽ giúp Pháp thực hiện cam kết sát cánh với đồng minh, khẳng định vị trí trên bàn cờ Trung Đông.

Lý do khiến Pháp “theo chân” Mỹ dội hỏa lực vào Syria

Lý do khiến Pháp “theo chân” Mỹ dội hỏa lực vào Syria

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, phối hợp với Mỹ tấn công Syria sẽ giúp Pháp thực hiện cam kết sát cánh với đồng minh, khẳng định vị trí trên bàn cờ Trung Đông.

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự
4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

VOV.VN - Lật đổ Tổng thống Assad một cách quá vội vàng mà không có chiến lược ngoại giao hoặc tái thiết lâu dài cho Syria, đối với Mỹ sẽ là "sai lầm lịch sử".

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

VOV.VN - Lật đổ Tổng thống Assad một cách quá vội vàng mà không có chiến lược ngoại giao hoặc tái thiết lâu dài cho Syria, đối với Mỹ sẽ là "sai lầm lịch sử".

Hậu tấn công Syria: Mỹ giáng đòn trừng phạt-Nga kiên quyết đáp trả
Hậu tấn công Syria: Mỹ giáng đòn trừng phạt-Nga kiên quyết đáp trả

VOV.VN - Bộ ngoại giao Nga khẳng định, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ chuẩn bị áp đặt với Nga không căn cứ vào bất cứ sự kiện hay lý do nào.

Hậu tấn công Syria: Mỹ giáng đòn trừng phạt-Nga kiên quyết đáp trả

Hậu tấn công Syria: Mỹ giáng đòn trừng phạt-Nga kiên quyết đáp trả

VOV.VN - Bộ ngoại giao Nga khẳng định, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ chuẩn bị áp đặt với Nga không căn cứ vào bất cứ sự kiện hay lý do nào.

 5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria
5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

VOV.VN - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Syria có nguy cơ kéo Mỹ vào cuộc xung đột quy mô lớn, không lối thoát ở Trung Đông.

 5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

5 sai lầm chiến lược Mỹ, Anh, Pháp phạm phải khi tấn công Syria

VOV.VN - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Syria có nguy cơ kéo Mỹ vào cuộc xung đột quy mô lớn, không lối thoát ở Trung Đông.