Mỹ sẵn sàng tung siêu chiến đấu cơ F-22 đối phó Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Đô đốc Mỹ Harry Harris tuyên bố, Mỹ “sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc” nếu Trung Quốc tiếp tục có những động thái hiếu chiến ở Biển Đông.

Business Insider dẫn lời ông Harris nhấn mạnh: “Chúng tôi không cho phép khu vực hải phận quốc tế bị một bên nào đó đơn phương đóng cửa dù họ có xây dựng trái phép bao nhiêu căn cứ trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ hợp tác nếu có thể nhưng sẵn sàng đối đầu nếu phải làm như vậy”.

Đô đốc Mỹ Harry Harris. Ảnh: Reuters

Mỹ răn đe tham vọng của Trung Quốc

Tuyên bố trên của ông Harris được đưa ra trùng với thời điểm Mỹ điều siêu chiến đấu cơ F-22 Raptor đến Australia. Đây là loại máy bay tàng hình tối tân của Mỹ có khả năng vượt qua những hàng rào phòng không điện tử dày đặc mà Trung Quốc giăng ra trên các đảo nhân tạo mà nước này cải tạo trái phép ở Biển Đông.

Dù khẳng định rằng, việc duy trì các kênh ngoại giao là cách tốt nhất để tiếp cận với Trung Quốc, ông Harris vẫn cứng rắng tuyên bố: “Điều tối cần thiết là phải duy trì sức mạnh chiến đấu ở mức cao nhất”.

“Sau khi giành được độc lập, Mỹ đã chiến đấu trận đầu tiên để đảm bảo quyền tự do hàng hải. Đây là một nguyên tắc lâu dài và cũng là một trong những lý do các lực lượng quân đội Mỹ luôn sẵn sàng chiến đấu”, ông Harris nhấn mạnh.

“Khi Hải quân Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn và muốn vươn xa ra thế giới, họ cần phải tôn trọng quyền tự do hàng hải của các nước khác cũng như các khu vực trên thế giới”, ông Harris nói và cảnh báo: “Trung Quốc có quyền lựa chọn tôn trọng hoặc phớt lờ luật pháp quốc tế và ngăn cản hòa bình thế giới”.

Trung Quốc phản ứng gay gắt

Khi được hỏi về tuyên bố của ông Harris, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng, tình hình ở Biển Đông hiện đang ổn định là do nỗ lực của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.

“Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng cam kết không đứng về một bên trong tranh chấp ở Biển Đông cũng như nỗ lực của các quốc gia trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy hòa bình và ổn định tại đây”, ông Cảnh Sảng nói.

Quan hệ Mỹ-Trung đã rơi xuống mức rất thấp khi Tổng thống đắc cử Trump phá vỡ truyền thống ngoại giao của Mỹ từ năm 1979 khi có cuộc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Sau đó, ông Trump cũng chỉ trích “việc Trung Quốc xây dựng các hệ thống quân sự phức tạp [trên các đảo nhân tạo-ND] ở Biển Đông”.

Đáp lại, Trung Quốc đã điều một số máy bay ném bom bay trên những đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông với mục đích “gửi một thông điệp rõ ràng” tới ông Trump.

Trước đó, Mỹ cũng đã nhiều lần thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo ở Biển Đông bằng cách điều các tàu khu trục áp sát các đảo nói trên. Trước hành động mà Mỹ tuyên bố là “để đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông” đó, giới chức Trung Quốc từng cảnh báo, các cuộc tuần tra nói trên sẽ kết thúc trong “thảm họa”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc phá, các nước khác bảo vệ môi trường Biển Đông thế nào?
Trung Quốc phá, các nước khác bảo vệ môi trường Biển Đông thế nào?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, việc thiết lập một công viên hòa bình ở Biển Đông sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển này.

Trung Quốc phá, các nước khác bảo vệ môi trường Biển Đông thế nào?

Trung Quốc phá, các nước khác bảo vệ môi trường Biển Đông thế nào?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, việc thiết lập một công viên hòa bình ở Biển Đông sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển này.

Philippines “đứng về phía Nhật Bản” trong vấn đề Biển Đông
Philippines “đứng về phía Nhật Bản” trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Trong chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Philippines Duterte tỏ rõ lập trường “sẽ đứng về phía Nhật Bản”.

Philippines “đứng về phía Nhật Bản” trong vấn đề Biển Đông

Philippines “đứng về phía Nhật Bản” trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Trong chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Philippines Duterte tỏ rõ lập trường “sẽ đứng về phía Nhật Bản”.

Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông
Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông

VOV.VN - Theo giáo sư John McManus, những hoạt động hủy hoại hệ sinh thái ở Scarborough, ở Hoàng Sa, Trường Sa phần lớn là do Trung Quốc gây ra.

Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông

Trung Quốc cải tạo đảo, nạo vét làm phá hủy môi trường Biển Đông

VOV.VN - Theo giáo sư John McManus, những hoạt động hủy hoại hệ sinh thái ở Scarborough, ở Hoàng Sa, Trường Sa phần lớn là do Trung Quốc gây ra.

Nhật-Philippines: Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế
Nhật-Philippines: Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

VOV.VN - Ông Duterte khẳng định Philippines mong muốn giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông dựa trên Luật pháp quốc tế và Luật Biển.

Nhật-Philippines: Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

Nhật-Philippines: Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

VOV.VN - Ông Duterte khẳng định Philippines mong muốn giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông dựa trên Luật pháp quốc tế và Luật Biển.