Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản bằng mọi khả năng, kể cả vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật đã đạt thêm nhiều đột phá quan trọng.

Mỹ và Nhật Bản vừa đạt được một thỏa thuận quan trọng về định hướng mới trong hợp tác quốc phòng song phương, theo đó Nhật Bản sẽ đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trong việc đảm bảo an ninh thế giới, đặc biệt là tại khu vực biển Đông và Hoa Đông.

Oanh tạc cơ của Mỹ (ảnh: multichrome)
Thỏa thuận được công bố ngay sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước tại thành phố New York (Mỹ) vào sáng nay theo giờ địa phương.

Thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được đưa ra chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đây là một “bước chuyển lịch sử” trong quan hệ giữa hai nước.

Những định hướng vừa đạt được sẽ tạo điều kiện để Nhật Bản mở rộng hợp tác quân sự ra phạm vi toàn cầu, từ phòng chống tên lửa đạn đạo, tấn công mạng cho đến an ninh hàng hải. Đặc biệt, Nhật Bản sẽ có thể bảo vệ các nước khác trong đó có Mỹ nếu những nước này bị tấn công.

Bên cạnh đó, Mỹ và Nhật sẽ phối hợp với nhau thông qua một cơ chế mới, gắn kết Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Mỹ với Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Nhật Bản, cũng như quân đội Mỹ với lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Năm ngoái, nội các Nhật Bản đã thông qua một nghị quyết diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình của nước này, cho phép Tokyo thực thi quyền “phòng vệ tập thể” như bắn hạ tên lửa nhằm vào Mỹ hay hỗ trợ một nước thứ ba.

Phát biểu tại buổi họp báo chung sau cuộc họp, Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh dù ở hai bán cầu khác nhau nhưng Mỹ không thể có được một nước bạn bè và đồng minh nào tốt hơn Nhật Bản. Theo ông Kerry, liên minh Mỹ-Nhật đã trở thành trụ cột cho hòa bình và thịnh vượng tại châu Á kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay.

Ông Kerry phát biểu: “Những định hướng mới về hợp tác quốc phòng sẽ tăng cường an ninh của Nhật Bản, ngăn chặn các mối đe dọa, và đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực. Chúng tôi kêu gọi những tranh chấp trong khu vực cần được giải quyết một cách hòa bình. Mỹ và Nhật Bản phản đối bất kỳ gợi ý nào cho rằng tự do hàng hải, hàng không và việc sử dụng hợp pháp vùng biển và vùng trời là đặc quyền mà các nước lớn ban cho nước nhỏ.”

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được đánh giá sẽ tạo ra kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương - Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Kerry tái khẳng định các cam kết mạnh mẽ của Washington trong Hiệp ước Hợp tác và An ninh ký với Tokyo, trong đó bao quát tất cả những vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý hành chính của Nhật Bản. Trong cuộc họp sáng nay tại New York, hai bên một lần nữa khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (mà Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền) là thuộc quyền quản lý hành chính của Nhật Bản.

Trong chiến lược an ninh quốc gia 2015, Mỹ tiếp tục cam kết bảo vệ Nhật Bản bằng mọi khả năng quân sự, bao gồm cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. 

Trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng việc xem xét lại những điều khoản trong định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được thông qua năm 1978 là một tiến trình cần thiết, trong bối cảnh thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 1997, thời điểm hai nước tiến hành sửa đổi thỏa thuận này lần đầu tiên và cũng là lần gần đây nhất.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng việc phê chuẩn các định hướng mới đánh dấu một bước tiến quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của chính sách tái cân bằng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama.

Trong khi khẳng định thỏa thuận hợp tác quốc phòng vừa đạt được không nhằm cụ thể vào Trung Quốc, ông Carter cảnh báo các hành động của Bắc Kinh sẽ dẫn tới nhiều hậu quả: “Một ví dụ đơn cử là cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ được xem là yếu tố khuyến khích các nước trong khu vực cộng tác với Mỹ. Thái độ hung hăng và trịch thượng không phải là giải pháp cho khu vực.”

Về phần mình, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhận định môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên phức tạp và thỏa thuận vừa đạt được phản ánh sự đoàn kết và mở rộng hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ./.

>> Xem thêm: Trung Quốc bành trướng thế lực ở châu Mỹ-Latin

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Nhật thăm Mỹ: Củng cố mối quan hệ đồng minh
Thủ tướng Nhật thăm Mỹ: Củng cố mối quan hệ đồng minh

VOV.VN - Theo các quan chức Nhà Trắng, Mỹ lên kế hoạch chào đón đặc biệt chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản lần này.

Thủ tướng Nhật thăm Mỹ: Củng cố mối quan hệ đồng minh

Thủ tướng Nhật thăm Mỹ: Củng cố mối quan hệ đồng minh

VOV.VN - Theo các quan chức Nhà Trắng, Mỹ lên kế hoạch chào đón đặc biệt chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản lần này.

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật
‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm Mỹ
Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm Mỹ

VOV.VN - Tại Washington, Thủ tướng Abe sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Mỹ Barack Obama kể từ tháng 11 năm ngoái.

Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm Mỹ

Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm Mỹ

VOV.VN - Tại Washington, Thủ tướng Abe sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Mỹ Barack Obama kể từ tháng 11 năm ngoái.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2
Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Trung Quốc xâm nhập Senkaku bất chấp nghị quyết của Mỹ về Hoa Đông
Trung Quốc xâm nhập Senkaku bất chấp nghị quyết của Mỹ về Hoa Đông

VOV.VN - Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết kêu gọi giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông và Hoa Đông.

Trung Quốc xâm nhập Senkaku bất chấp nghị quyết của Mỹ về Hoa Đông

Trung Quốc xâm nhập Senkaku bất chấp nghị quyết của Mỹ về Hoa Đông

VOV.VN - Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết kêu gọi giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông và Hoa Đông.

Nhật – Mỹ công bố định hướng hợp tác quốc phòng mới
Nhật – Mỹ công bố định hướng hợp tác quốc phòng mới

VOV.VN - Theo các định hướng hợp tác quốc phòng vừa được ký kết, Nhật Bản có thể bắn hạ các tên lửa đang hướng về nước Mỹ.

Nhật – Mỹ công bố định hướng hợp tác quốc phòng mới

Nhật – Mỹ công bố định hướng hợp tác quốc phòng mới

VOV.VN - Theo các định hướng hợp tác quốc phòng vừa được ký kết, Nhật Bản có thể bắn hạ các tên lửa đang hướng về nước Mỹ.