Mỹ sẽ không để Australia đơn độc trong các cuộc đối đầu với Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Biden khẳng định hôm 13/5 rằng Mỹ sẽ đứng về phía Australia trong những tranh cãi về thương mại và các vấn đề khác với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận định với người đồng cấp Australia rằng Mỹ "sẽ không để Australia đơn độc trong cuộc cạnh tranh này - hoặc có lẽ tôi nên nói là 'đơn độc trong cuộc đấu này' khi đối mặt với hành vi cưỡng ép kinh tế từ Trung Quốc".

"Đó là những gì các đồng minh sẽ làm. Chúng tôi ủng hộ nhau, vì thế, chúng tôi có thể đối mặt với những đe dọa và thách thức từ vị thế của sức mạnh tập thể".

Giống như Mỹ và Trung Quốc, Australia và Trung Quốc cũng đang trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng về nhiều vấn đề khi Trung Quốc tăng cường sức ép về thương mại và gia tăng tầm ảnh hưởng. Ông Blinken nhận định, Mỹ và Australia sẽ sát cánh cùng nhau bằng cách chia sẻ sâu sắc những giá trị chung mà không quốc gia nào khác có thể hủy hoại, kể cả Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ và người đồng cấp Australia Marise Payne đều khẳng định việc thể hiện một mặt trận đoàn kết trước Trung Quốc là điều then chốt và kêu gọi nhiều cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn về nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra đã lao đốc xuống mức rất thấp trong nhiều thập kỷ sau khi Trung Quốc dừng nhập khẩu than đá, lúa mạch và các hàng hóa khác của Australia vào năm ngoái. Dù vậy, những động thái của Bắc Kinh vẫn không thể khiến chính quyền Thủ tướng Scott Morrison nhượng bộ.

Việc Trung Quốc dừng nhập khẩu một số hàng hóa từ Australia diễn ra sau khi Canberra quyết định hồi tháng 4 sẽ hủy thỏa thuận trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" mà bang Victoria của nước này đã ký với Trung Quốc.

Trung Quốc sau đó cảnh báo đáp trả và nước này đã làm vậy khi chấm dứt Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc - Australia, cáo buộc Canberra lạm dụng "những lý do về an ninh quốc gia để hạn chế nghiêm ngặt và ngăn chặn các dự án hợp tác kinh tế cũng như văn hóa"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ - Nhật – Pháp gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?
Cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ - Nhật – Pháp gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

VOV.VN - Các nhà phân tích nhận định, cuộc tập trận đầu tiên giữa Mỹ, Nhật Bản và Pháp được tiến hành nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc giữa bối cảnh các nước này coi Bắc Kinh ngày càng là mối đe dọa rõ ràng hơn.

Cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ - Nhật – Pháp gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

Cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ - Nhật – Pháp gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

VOV.VN - Các nhà phân tích nhận định, cuộc tập trận đầu tiên giữa Mỹ, Nhật Bản và Pháp được tiến hành nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc giữa bối cảnh các nước này coi Bắc Kinh ngày càng là mối đe dọa rõ ràng hơn.

Mỹ săn tìm căn cứ để tạo thế răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Mỹ săn tìm căn cứ để tạo thế răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Mỹ đang đánh giá lại lực lượng quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị cho sự cạnh tranh với Trung Quốc và lực lượng Lục quân Mỹ đang phát huy vai trò trong việc đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á.

Mỹ săn tìm căn cứ để tạo thế răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mỹ săn tìm căn cứ để tạo thế răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Mỹ đang đánh giá lại lực lượng quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị cho sự cạnh tranh với Trung Quốc và lực lượng Lục quân Mỹ đang phát huy vai trò trong việc đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á.

Vì sao các nước sẵn sàng “bước ra khỏi vùng an toàn” cùng Mỹ chống Trung Quốc?
Vì sao các nước sẵn sàng “bước ra khỏi vùng an toàn” cùng Mỹ chống Trung Quốc?

VOV.VN - Hàng loạt quốc gia đang sẵn sàng “bước ra khỏi vùng an toàn” để đứng về phía Mỹ và lên tiếng trước những hành động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.

Vì sao các nước sẵn sàng “bước ra khỏi vùng an toàn” cùng Mỹ chống Trung Quốc?

Vì sao các nước sẵn sàng “bước ra khỏi vùng an toàn” cùng Mỹ chống Trung Quốc?

VOV.VN - Hàng loạt quốc gia đang sẵn sàng “bước ra khỏi vùng an toàn” để đứng về phía Mỹ và lên tiếng trước những hành động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.