Mỹ sẽ tổn hại những gì nếu kết quả bầu cử 2020 gây tranh cãi kéo dài?

VOV.VN - Một cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của nước Mỹ trên toàn cầu, theo giáo sư Đại học New York Nouriel Roubini.

Các cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ lâu nay đều cho thấy có khả năng cao đảng Dân chủ sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11, với việc ứng viên Joe Biden đắc cử tổng thống, đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Thượng viện và vẫn tiếp tục nắm thế đa số tại Hạ viện, qua đó đặt dấu chấm hết cho một chính phủ bị chia rẽ.

Tuy nhiên, những kịch bản khác vẫn có thể xảy ra, trong đó đảng Dân chủ chỉ giành được Nhà Trắng và thất bại ở Thượng viện.

Cũng không thể loại trừ khả năng ông Trump vẫn “lọt qua khe cửa hẹp” với một chiến thắng ở Đại cử tri đoàn, và đảng Cộng hòa tiếp tục giữ được Thượng viện, thì cục diện hiện nay sẽ được bảo toàn.

Các kịch bản xấu hơn về khả năng kết quả tranh cãi kéo dài, cả 2 bên đều từ chối nhượng bộ và sau đó rơi vào một cuộc đấu chính trị và pháp lý gay gắt tại các tòa án, trên truyền thông, cũng như trên đường phố.

Trong cuộc bầu cử đầy tranh cãi năm 2000, phải đến ngày 12/12 kết quả mới được định đoạt. Tòa án Tối cao ra phán quyết ông George W Bush giành chiến thắng ở bang chiến địa Florida, qua đó giành chiến thắng cuối cùng ở Đại cử tri đoàn. Khi đó, đối thủ đảng Dân chủ Al Gore mới chấp nhận thất bại.

Kịch bản “ác mộng”

Theo ông Nouriel Roubini, Giáo sư về kinh tế tại Đại học New York cho rằng, kịch bản “ác mộng” cần phải được xem xét, tính toán một cách nghiêm túc, cho dù ở thời điểm hiện tại, kịch bản này khó có khả năng xảy ra. Mặc dù ông Biden liên tục dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn ông sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Năm 2016, ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton cũng dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump, thậm chí nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn, nhưng vẫn thua về số phiếu đại cử tri.

Cũng còn phải xem liệu có sự gia tăng số cử tri “e ngại” ở các bang dao động hay không. Họ là những người ủng hộ ông Trump nhưng không sẵn lòng thể hiện quan điểm thực sự với các nhà thăm dò.

Hơn nữa, như năm 2016, có các chiến dịch tin giả quy mô lớn cả trong và ngoài nước Mỹ. Giới chức Mỹ đã cảnh báo rằng Nga, Trung Quốc, Iran cùng các nước thù địch khác đang tích cực tìm cách gây ảnh hưởng cuộc bầu cử và gieo rắc nghi ngờ về tính pháp lý của quá trình bầu cử.

Hiện tại, các chiến dịch tin giả đang ngập tràn mạng xã hội với các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch.

Trong khi đó, ông Trump cũng nhiều lần tuyên bố - một cách sai lầm -  rằng bỏ phiếu qua thư là không thể tin tưởng được. Ông cũng từ chối nói rằng ông sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình nếu ông thua cuộc.

Nếu thua, ông Trump phải viện đến việc tuyên bố rằng cuộc bầu cử này là gian lận, bạo lực và sự bất ổn có khả năng cao sẽ xảy ra.

Hỗn loạn và tin giả

Theo giáo sư Nouriel Roubini, nếu các kết quả sơ bộ trong đêm bầu cử không ngay lập tức cho thấy đảng Dân chủ giành chiến thắng áp đảo, ông Trump có thể sẽ đơn phương tuyên bố chiến thắng ở các bang chiến địa trước khi tất cả các lá phiếu bầu qua thư được kiểm đếm.

Đảng Cộng hòa cũng có thể sẽ tìm cách đặt câu hỏi về tính pháp lý của các lá phiếu ở những bang chủ chốt.

Khi đó, các bên sẽ rơi vào cuộc chiến pháp lý, đặc biệt là ở các bang mà đảng Cộng hòa kiểm soát, các tòa án địa phương và liên bang có thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm, thậm chí ở Tòa án Tối cao – nơi có tới 6/9 thành viên bảo thủ.

Nếu các kết quả ban đầu trong đêm bầu cử cho thấy ông Biden dẫn trước với cách biệt đáng kể ở các bang truyền thống của đảng Cộng hòa như Bắc Carolina, Florida hay Texas, ông Trump sẽ thấy khó khăn hơn để tranh cãi về kết quả và ông sẽ chấp nhận thất bại sớm hơn.

Tuy nhiên, bất cứ chiến thắng áp đảo rõ ràng nào của Biden cũng vẫn có thể khiến ông Trump và những người ủng hộ ông “khuấy bùn đục nước” với sự hỗn loạn và tin giả, để tìm cách đưa quyết định cuối cùng tới những nơi mà họ nhận được nhiều sự đồng cảm hơn như các tòa án.

Tổn hại hình ảnh của nước Mỹ

Cấp độ bất ổn chính trị như vậy có thể sẽ mở ra một giai đoạn rủi ro cho các thị trường tài chính ở thời điểm mà nền kinh tế vốn đã giảm tốc và các triển vọng trong ngắn hạn vẫn rất mong manh.

Nếu những tranh cãi bầu cử kéo dài tới đầu năm sau, giá cổ phiếu có thể sẽ giảm tới 10%, trái phiếu chính phủ lao dốc – dù loại trái phiếu này cũng đang khá thấp, và việc tìm kiếm kênh đầu tư an toàn trên toàn cầu sẽ đẩy giá vàng lên cao.

Thông thường, trong những kịch bản như thế này, đồng USD sẽ vẫn đảm bảo sự ổn định. Tuy nhiên trong giai đoạn đặc biệt hiện nay cùng với những hỗn loạn chính trị tại Mỹ, các nhà đầu tư có thể sẽ “tháo chạy” khỏi đồng USD và khiến nó bị suy yếu.

Có một điều chắc chắn: một cuộc bầu cử gây tranh cãi sẽ làm tổn hại hình ảnh của nước Mỹ trên toàn cầu, làm xói mòn quyền lực mềm của Washington. Trong 4 năm qua, bối cảnh chính trị tại Mỹ đã được xem là ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Giáo sư Nouriel Roubini bày tỏ hy vọng, những kịch bản bất ổn sẽ không xảy ra với nước Mỹ khi các cuộc thăm dò vẫn cho thấy ông Biden đang dẫn trước với khoảng cách đáng kể. Dù vậy, ông cho rằng các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất, không chỉ trong ngày bầu cử mà trong hàng tuần, thậm chí hàng tháng sau đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Ngày cuối cùng để bỏ phiếu bầu cử năm 2020 tại Mỹ là ngày 3/11. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phiếu bầu năm nay có thể sẽ không được kiểm hết sau mốc này vài ngày, thậm chí vài tuần.

Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Ngày cuối cùng để bỏ phiếu bầu cử năm 2020 tại Mỹ là ngày 3/11. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phiếu bầu năm nay có thể sẽ không được kiểm hết sau mốc này vài ngày, thậm chí vài tuần.

Khả năng lặp lại “kịch bản Carter” trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020
Khả năng lặp lại “kịch bản Carter” trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

VOV.VN - Theo CNN, đại dịch Covid-19 hiện nay đối với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump tương tự như cuộc khủng hoảng con tin ở Iran mà Tổng thống Carter gặp phải năm 1980.

Khả năng lặp lại “kịch bản Carter” trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

Khả năng lặp lại “kịch bản Carter” trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

VOV.VN - Theo CNN, đại dịch Covid-19 hiện nay đối với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump tương tự như cuộc khủng hoảng con tin ở Iran mà Tổng thống Carter gặp phải năm 1980.

Cách ông Biden đối phó Trung Quốc nếu đắc cử Tổng thống Mỹ
Cách ông Biden đối phó Trung Quốc nếu đắc cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Theo các trợ lý, điểm khởi đầu của Joe Biden là sẽ không lặp lại sai lầm của Tổng thống Donald Trump khi tung các đòn thuế quan đối với hàng hóa châu Âu và Canada.

Cách ông Biden đối phó Trung Quốc nếu đắc cử Tổng thống Mỹ

Cách ông Biden đối phó Trung Quốc nếu đắc cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Theo các trợ lý, điểm khởi đầu của Joe Biden là sẽ không lặp lại sai lầm của Tổng thống Donald Trump khi tung các đòn thuế quan đối với hàng hóa châu Âu và Canada.