Nạn đói đe dọa hàng triệu người Myanmar

VOV.VN - Nhiều người dân Myanmar mất kế sinh nhai sau các cuộc tấn công, nhà máy bị đóng cửa, trong khi giá nhiên liệu tăng cao. Chương trình Lương thực Thế giới ước tính, trong khoảng 6 tháng tới, khoảng 3,4 triệu người ở Myanmar có thể rơi vào nạn nói.

Aye Mar ngồi trong căn bếp cùng với 7 đứa con và lo lắng liệu bữa cơm chỉ toàn rau có giúp họ vượt qua cơn đói hay không. Đó là tất cả những gì cô có thể mua được ở Yangon kể từ sau chính biến hồi đầu tháng 2.

Nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã tê liệt kể từ sau khi quân đội nắm quyền.

Nhiều người đã mất kế sinh nhai sau các cuộc tấn công, nhà máy đóng cửa, giá nhiên liệu tăng cao. Những người may mắn có tiền tiết kiệm tại ngân hàng cũng phải xếp hàng chờ cả ngày mới có thể rút tiền mặt.

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo, ở Myanmar - đất nước trong thời bình có thể xuất khẩu gạo, đậu, trái cây - hàng triệu người có thể sẽ phải đối mặt với nạn đói trong những tháng tới.

“Chúng tôi phải lo cái ăn cho các con của mình để chúng không bị chết đói”, Aye Mar nói.

Người phụ nữ 33 tuổi, hiện đang thất nghiệp, cùng với chồng của mình buộc phải làm bất cứ công việc gì có thể kiếm được chút tiền lo bữa ăn qua ngày.

Wah Wah, 37 tuổi, một người bán thực phẩm cho biết, giá cả tăng cao kể từ sau cuộc chính biến, khiến nhiều khách hàng của chị không thể mua nổi một bát cá khô.

“Tôi không bán được hàng vì khách không có tiền để mua… dù tôi chỉ bán với giá 500 kyat (0,33USD)/bát. Mọi người đều phải chi tiêu dè xẻn, vì bản thân họ không có việc làm. Chúng tôi sống chung với nỗi sợ hãi vì không biết điều gì sẽ xảy ra”, chị Wah Wah nói.

Win Naing Tun, 26 tuổi và là cha của 3 đứa con, nói rằng, những người trước đây có thể thường xuyên mua thịt thì nay đã phải chuyển sang cá và các loại rau củ. Còn những người vốn đã phải cố gắng sống sót nhờ những bữa cơm đạm bạc với cá và rau thì nay chỉ có thể ăn cơm trắng với muối.

Theo WFP, giá gạo tăng cao đã ảnh hưởng đặc biệt nặng nề tới các khu vực xa xôi, đặc biệt là khu vực gần biên giới Trung Quốc ở bang Kachin. Theo WFP, giá giạo đã tăng gần 50%.

Chi phí vận chuyển từ nông trại tới các thành phố cũng tăng cao do giá nhiên liệu tăng khoảng 30% kể từ đầu tháng 2 tới nay.

WFP ước tính trong khoảng 6 tháng tới, khoảng 3,4 triệu người ở Myanmar sẽ bị đói và tổ chức này đã sẵn sàng tăng gấp 3 viện trợ lương thực khẩn cấp.

Rất nhiều người dân ở thành phố Yangon đang cần tới chương trình hỗ trợ lương thực cho cộng đồng địa phương.

“Họ rất vui khi được chúng tôi hỗ trợ thức ăn. Một số người thậm chí đã khóc”, một tình nguyện viên của WFP nói AFP.

Ni Aye, 51 tuổi, cho biết bà và chồng giờ không còn chút thu nhập nào và phải phụ thuộc vào các nguồn hỗ trợ để có bữa ăn qua ngày.

“Chúng tôi rất khó khăn. Nếu tình hình này còn tiếp diễn, chúng tôi sẽ chết đói mất”, bà nói.

Aung Kyaw Moe, 47 tuổi, đang cân nhắc trở về quê nhà sau khi nhà máy nơi anh làm việc ở Yangon bị đóng cửa. Aung Kyaw Moe cho biết anh không có tiền tiết kiệm và cũng đang tuyệt vọng khi nghĩ tới việc làm thế nào để giúp gia đình 9 người của mình.

“Mọi thứ đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”, Aung Kyaw Moe nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ xét xử thủ lĩnh Aung San Suu Kyi: Bất ổn ở Myanmar như “lửa đổ thêm dầu”
Vụ xét xử thủ lĩnh Aung San Suu Kyi: Bất ổn ở Myanmar như “lửa đổ thêm dầu”

VOV.VN - Giữa lúc Myanmar đang trong trạng thái bất ổn kể từ cuộc đảo chính quân sự, việc xét xử nhà lãnh đạo dân sự San Suu Kyi có thể làm phức tạp thêm tình hình tại đây như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Vụ xét xử thủ lĩnh Aung San Suu Kyi: Bất ổn ở Myanmar như “lửa đổ thêm dầu”

Vụ xét xử thủ lĩnh Aung San Suu Kyi: Bất ổn ở Myanmar như “lửa đổ thêm dầu”

VOV.VN - Giữa lúc Myanmar đang trong trạng thái bất ổn kể từ cuộc đảo chính quân sự, việc xét xử nhà lãnh đạo dân sự San Suu Kyi có thể làm phức tạp thêm tình hình tại đây như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Khủng hoảng Myanmar: Người biểu tình dùng vũ khí tự chế, LHQ cảnh báo nguy cơ nội chiến
Khủng hoảng Myanmar: Người biểu tình dùng vũ khí tự chế, LHQ cảnh báo nguy cơ nội chiến

VOV.VN - Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar Chrisrine Schraner Burgener, ngày 24/5 cảnh báo nguy cơ xảy ra nội chiến ở quốc gia này.

Khủng hoảng Myanmar: Người biểu tình dùng vũ khí tự chế, LHQ cảnh báo nguy cơ nội chiến

Khủng hoảng Myanmar: Người biểu tình dùng vũ khí tự chế, LHQ cảnh báo nguy cơ nội chiến

VOV.VN - Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar Chrisrine Schraner Burgener, ngày 24/5 cảnh báo nguy cơ xảy ra nội chiến ở quốc gia này.

Nhà báo người Mỹ ở Myanmar bị bắt giữ khi tìm cách rời đi
Nhà báo người Mỹ ở Myanmar bị bắt giữ khi tìm cách rời đi

VOV.VN - Theo CNN, một nhà báo người Mỹ làm việc tại Myanmar đã bị bắt giữ hôm 24/5 khi tìm cách lên máy bay rời khỏi nước này.

Nhà báo người Mỹ ở Myanmar bị bắt giữ khi tìm cách rời đi

Nhà báo người Mỹ ở Myanmar bị bắt giữ khi tìm cách rời đi

VOV.VN - Theo CNN, một nhà báo người Mỹ làm việc tại Myanmar đã bị bắt giữ hôm 24/5 khi tìm cách lên máy bay rời khỏi nước này.