Kịch bản chiến tranh Mỹ-Triều và sự tham gia của Nhật Bản:

Nếu Mỹ-Triều chiến tranh: Nhật khó tránh khỏi vạ lây

VOV.VN - Trong trường hợp xảy ra chiến tranh Mỹ-Triều các nước liên quan, đặc biệt là Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

“Quốc nạn” của Nhật Bản

Nhà báo Fuse Yujin chuyên phân tích về các vấn đề quốc tế của Nhật Bản cho rằng, hiện tại, Nhật Bản vô cùng coi trọng mối quan hệ đồng minh với Mỹ và nhận thức rằng việc tăng cường mối quan hệ đồng minh này là con đường duy nhất để bảo vệ Nhật Bản trong nhiều tình huống.

Nhật Bản gần như nằm trọn trong tầm sát thương của mọi loại tên lửa Triều Tiên. Đồ họa: AP

Tuy nhiên, nếu Nhật Bản “dính vào” những cuộc chiến tranh mà Mỹ là chủ thể, sẽ không tránh khỏi những rủi ro. Điều mà đáng lo ngại nhất đó là vấn đề “dị thường” trong Hiệp định đối tác Nhật-Mỹ. Hiện nay, Mỹ có ký kết với hơn 100 quốc gia và khu vực Hiệp định này, theo đó Mỹ đã đặt căn cứ quân sự ở những khu vực này.

Điều “dị thường” trong Hiệp định đối tác Nhật-Mỹ là chủ quyền của Nhật Bản trong các hoạt động của quân Mỹ trong nội Bộ Nhật Bản hầu như không được đề cập tới. Vì vậy, khi có sự cố xảy ra, Chính phủ Nhật Bản cũng không thể điều tra nguyên nhân sự cố nếu như không có yêu cầu của phía quân đội Mỹ.

Do đó, nếu chiến tranh Mỹ-Triều xảy ra, quân đội Mỹ tại Nhật Bản sẽ có toàn quyền sử dụng căn cứ quân sự tại Nhật Bản dùng làm cứ điểm xuất kích và cứ điểm binh lực. Nếu vậy, đương nhiên Triều Tiên cũng sẽ nhằm vào Nhật Bản như một mục tiêu để chiến đấu. Và Nhật Bản sẽ phải dính líu tới chiến tranh Mỹ-Triều trong tư thế không mấy thoải mái.

Khi đó, chủ quyền của Nhật Bản đối với quân đội Mỹ tại Nhật Bản nếu chiểu theo Hiệp định thì vô cùng nguy hiểm. Nghĩa là chiến tranh xảy ra, Nhật Bản không thể sự dụng căn cứ quân sự của Nhật Bản. Do vậy chủ quyền Nhật Bản sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Nhà nghiên cứu quốc tế Masahiro Yamazaki phân tích: Chiến tranh Iraq vào năm 2003 là một cuộc chiến tranh được bắt đầu mà không có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua mà chỉ được thông qua với sự nhất trí của một số nước bao gồm Mỹ, Anh, Australia.

Thổ Nhĩ Kỳ khi đó là đồng minh của Mỹ, cho nên lúc đầu đã có kế hoạch tấn công Iraq từ căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy lý do là Thánh địa nên không thể sử dụng làm căn cứ quân sự, và kế hoạch của Mỹ không được thực hiện.

Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ cũng biết rõ ràng rằng Cộng đồng dân tộc thiểu số người Kurd đang sống dọc theo khu vực Đông Nam bộ của Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Bắc bộ của Iraq nên việc dùng Thổ Nhĩ Kỳ làm căn cứ quân sự tấn công Iraq sẽ ảnh hưởng nhiều tới tình hình kinh tế, chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, tác giả Kensei Yoshida trong cuốn sách “Tại sao Canada không tham gia vào cuộc chiến Iraq?” đã phân tích rằng Canada là nước tiếp giáp với phía bắc của Mỹ, hơn thế nữa là nước đồng minh của Mỹ có sợi dây liên kết chặt chẽ cả về văn hóa, kinh tế, quân sự, nhưng cũng đã không tham gia vào tấn công Iraq khi không được Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua mà chỉ phái binh sĩ tham gia dựa trên Luật của Canada trong những tình huống cụ thể.

Nhà báo Fuse Yujin nhận định, đồng minh không có nghĩa là nhất thể hóa 100% và chỉ là quan hệ đồng chí mang tính quốc gia với việc chủ quyền được độc lập. Và nếu thực hiện như Thổ Nhĩ Kỳ, Canada là không tham gia vào chiến tranh Iraq, thì mối quan hệ đồng minh với Mỹ cũng không thể đổ vỡ.

Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, cũng không thể chắc rằng Nhật Bản sẽ được bảo vệ từ đồng minh. Đồng minh không có nghĩa là biện pháp tối ưu để có thể đảm bảo an ninh, lợi ích cho nước mình.

Nhà nghiên cứu Yamazaki cũng đã trích dẫn bài báo của báo Tokyo phân tích về thiệt hại con người nếu chiến tranh Mỹ-Triều xảy ra. Ông cho rằng việc truyền thông Nhật Bản đăng thông tin này hầu hết ở trang nhất là một sự thật quan trọng không có gì ngạc nhiên. Và chính Thủ tướng Nhật Bản cũng coi đây là “quốc nạn”.

Vậy liệu Nhật Bản sẽ lựa chọn cách giải quyết như Thổ Nhĩ Kỳ và Canada?

Quan hệ Nhật-Mỹ sẽ bị rạn nứt?

Nhà báo Fuse Yujin cho rằng chiến tranh Mỹ-Triều sẽ đồng nghĩa với việc Triều Tiên sẽ công kích cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Và khi đó, thiệt hại bao nhiêu là một thông tin cực kỳ quan trọng đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, có thể Chính phủ Nhật Bản sẽ không công bố số liệu này và giải thích đó chỉ là sự ủng hộ lựa chọn cuả Mỹ bao gồm việc dùng vũ lực.

Những gì Chính phủ Nhật Bản đang làm là thực hiện  diễn tập lánh nạn nếu tên lửa Triều Tiên rơi vào lãnh thổ Nhật Bản hoàn toàn không đủ, mà là có phần vô trách nhiệm, bởi lẽ cái gốc là làm sao để tên lửa không rơi vào lãnh thổ Nhật Bản.

Hiện tại, Nhật Bản mới bố trí PAC 3 ở 17 vị trí trên toàn quốc, nhưng hầu như ở những nơi quan trọng bao gồm cả khu căn cứ quân sự của Mỹ. Nhưng tầm xạ kích cũng chỉ giới hạn ở 20km trở lại. Do đó, đây không thể coi là hệ thống bảo vệ nhân dân.

Liên quan tới mức độ nguy hiểm của việc công kích hạt nhân, Nhà nghiên cứu Yamazaki cho rằng đến nay, Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa lý giải thực sự cặn kẽ. Nếu trong trường hợp căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản bị tấn công bằng tên lửa, và việc đánh chặn và đáp trả có khả năng sẽ xảy ra.

Mặt khác các nhà máy điện hạt nhân của Nhật trong trường hợp bị tấn công trực tiếp, đương nhiên các lò hạt nhân sẽ bị rò rỉ gây nên ô nhiễm phóng xạ. Một kịch bản xảy ra nữa là những quân nhân Mỹ và gia đình của họ sẽ rút khỏi khu vực ô nhiễm một cách tự phát. Và như vậy, dù binh sĩ của Mỹ nếu không bị công kích, thì căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản cũng bị vô hiệu hóa.

Nhật Bản càng tránh xa chiến tranh càng tốt. Bởi lẽ là nước có nhiều nhà máy điện hạt nhân, sinh hoạt thường ngày sử dụng khối lượng lớn lương thực và nhiên liệu nhập khẩu. Do đó, nếu con đường thương mại trên biển bị đứt đoạn, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân sẽ bị rơi vào khủng hoảng. Việc Mỹ thắng hay không thắng trong cuộc chiến tranh Mỹ-Triều giả định này thì Nhật Bản đều bị ảnh hưởng xấu.

Hơn thế nữa theo nhà báo Fuse Yujin, Chủ nghĩa Hòa bình kiểu Mỹ rất “dễ vỡ”, do đó, những gì mà Mỹ đang làm hiện tại quay xung quanh vấn đề Triều Tiên được cho là lo ngại dẫn đến kiểu “Chiến tranh chủ quyền”.

Mỹ đang mở rộng hành động uy hiếp Triều Tiên, nhưng mục đích trang bị vũ trang hạt nhân là nhằm chống lại những nguy cơ công kích từ Mỹ. Trong một thế giới được đảm bảo an ninh, thì sức mạnh của việc uy hiếp xuất phát từ “năng lực” và “ý đồ”.

Đối với Triều Tiên, năng lực công kích hạt nhân Nhật Bản là có thể, nhưng ý đồ công kích Triều Tiên trong trật tự thế giới hiện nay là hoàn toàn không có. Bởi vậy, đối với Nhật Bản điều quan trọng phải làm là “phản kích” đối với cuộc “công kích” của Mỹ vào Triều Tiên.

Điều này không phải là điều có liên quan tới việc thừa nhận hay không thừa nhận việc phát triển hạt nhân của Triều Tiên mà ít nhất có thể tránh được cuộc chiến tranh có khả năng sẽ gây tổn hại lớn cho Nhật Bản.

Nhà nghiên cứu Yamazaki cho rằng, trong vấn đề hạt nhân của của Triều Tiên, nên có sự thống nhất giữa cách nói đó là nguy cơ Đông Á, hay là sự đối lập trong quan hệ Mỹ-Triều. Vấn đề là ở chỗ đây là quan hệ giữa hai nước Mỹ và Triều Tiên. Triều Tiên có lo ngại vấn đề thể chế nước này có thể bị phá hoại do quân đội Mỹ và tìm cách để công kích, chứ hoàn toàn không phải chuẩn bị để công kích Nhật Bản.

Như vậy, Nhật Bản đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan” một bên là an toàn của nhân dân, một bên là làm thế nào để duy trì mối quan hệ đồng minh với Mỹ một cách tốt nhất như đã vốn có. Nhật Bản có thể phê phán Triều Tiên, nhưng chưa chắc đã muốn tham gia cuộc chiến tranh Mỹ-Triều nếu như nó xảy ra. Với một đất nước như Nhật Bản, có lẽ an ninh, an toàn người dân vẫn là mục đích số 1./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đàm phán Mỹ-Triều Tiên: “cơ hội” hay “cuộc đua làm chủ”?
Đàm phán Mỹ-Triều Tiên: “cơ hội” hay “cuộc đua làm chủ”?

VOV.VN - Những cử chỉ thiện chí của Hàn Quốc và Triều Tiên đã góp phần mở ra cơ hội hiếm hoi cho hòa bình tại Đông Bắc Á.

Đàm phán Mỹ-Triều Tiên: “cơ hội” hay “cuộc đua làm chủ”?

Đàm phán Mỹ-Triều Tiên: “cơ hội” hay “cuộc đua làm chủ”?

VOV.VN - Những cử chỉ thiện chí của Hàn Quốc và Triều Tiên đã góp phần mở ra cơ hội hiếm hoi cho hòa bình tại Đông Bắc Á.

Olympic PyongChang: Khoảng lặng trước bão trong quan hệ Mỹ-Triều?
Olympic PyongChang: Khoảng lặng trước bão trong quan hệ Mỹ-Triều?

VOV.VN - Quan hệ Mỹ-Triều được cho là sẽ tạm lắng dịu trong thời gian diễn ra Olympic PyeongChang trước khi bùng phát thành bão lớn.

Olympic PyongChang: Khoảng lặng trước bão trong quan hệ Mỹ-Triều?

Olympic PyongChang: Khoảng lặng trước bão trong quan hệ Mỹ-Triều?

VOV.VN - Quan hệ Mỹ-Triều được cho là sẽ tạm lắng dịu trong thời gian diễn ra Olympic PyeongChang trước khi bùng phát thành bão lớn.

Mỹ: Triều Tiên đang điêu đứng vì các lệnh trừng phạt quốc tế
Mỹ: Triều Tiên đang điêu đứng vì các lệnh trừng phạt quốc tế

VOV.VN - Chính sự thiệt hại do các lệnh trừng phạt là nguyên nhân khiến Triều Tiên thể hiện thiện chí xúc tiến đối thoại liên Triều. 

Mỹ: Triều Tiên đang điêu đứng vì các lệnh trừng phạt quốc tế

Mỹ: Triều Tiên đang điêu đứng vì các lệnh trừng phạt quốc tế

VOV.VN - Chính sự thiệt hại do các lệnh trừng phạt là nguyên nhân khiến Triều Tiên thể hiện thiện chí xúc tiến đối thoại liên Triều. 

Mỹ-Triều đấu khẩu gay gắt trước thềm Olympic PyeongChang
Mỹ-Triều đấu khẩu gay gắt trước thềm Olympic PyeongChang

VOV.VN - Triều Tiên cảnh báo việc nối lại các cuộc tập trận chung hàng năm giữa Mỹ-Hàn sau Thế vận hội sẽ đẩy Bán đảo Triều Tiên trở lại tình trạng đối đầu.

Mỹ-Triều đấu khẩu gay gắt trước thềm Olympic PyeongChang

Mỹ-Triều đấu khẩu gay gắt trước thềm Olympic PyeongChang

VOV.VN - Triều Tiên cảnh báo việc nối lại các cuộc tập trận chung hàng năm giữa Mỹ-Hàn sau Thế vận hội sẽ đẩy Bán đảo Triều Tiên trở lại tình trạng đối đầu.