New Zealand công bố chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 2,9 tỷ NZD

VOV.VN - Hôm nay, New Zealand lần đầu tiên công bố Chương trình ứng phó với Biến đổi khí hậu trị giá 2,9 tỷ đô la New Zealand (NZD) để giúp nước này đạt được mục tiêu đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050.

Hôm nay (16/5), chính phủ New Zealand vừa công bố Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 2,9 tỷ NZD liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đó đề cập 3 lĩnh vực có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, đó là nông nghiệp, giao thông, và năng lượng.

Liên quan đến nông nghiệp, lĩnh vực phát thải khí nhà kính nhiều nhất ở New Zealand, kế hoạch vừa công bố sẽ không làm giảm mạnh lượng khí thải trong lĩnh vực này song New Zealand sẽ chi 710 triệu NZD để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ giảm phát thải trong nông nghiệp, tăng cường trồng rừng, hỗ trợ những người nông dân trong quá trình chuyển đổi.

Trong Chương trình ứng phó với Biến đổi khí hậu vừa công bố, New Zealand cũng sẽ chi 1 tỷ NZD cho lĩnh vực lượng năng lượng, trong đó sẽ chú trọng vào ngành công nghiệp khử carbon, cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính New Zealand Grant Robertson cho biết, việc công bố Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho thấy quyết tâm của chính phủ trong việc đưa vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu vào các hoạt động trong nhiều lĩnh vực để nhiều thành phần cùng đóng góp vào nỗ lực này: “Tôi hy vọng thời kỳ mà biến đổi khí hậu trở thành quả bóng trên sân đấu chính trị sẽ kết thúc. Chúng ta cần dẹp bỏ tự ái của mình và tiến tới hành động. Khí hậu ổn định không phải là điều tuyệt vời nếu có được, mà là điều chúng ta cần phải có được vì tương lai của chúng ta và vì nền kinh tế của chúng ta. Hành động vì biến đổi khí hậu không phải chỉ diễn ra vào thời điểm thuận lợi mà đây là điều mà lúc nào chúng ta cũng phải làm vào bất kỳ khi nào có cơ hội để đạt được mục tiêu cần thiết của mình”.

New Zealand công bố Kế hoạch ứng phó với Biến đổi khí hậu nhằm đưa nước này tiến gần tới mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Mặc dù chính phủ ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu song vì ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chính song lại thải ra nhiều khí phát thải nhất nên New Zealand cần từng bước chuyển đổi để không gây ảnh hưởng tới sinh kế của người dân cũng như nền kinh tế đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nam Phi đối mặt hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu
Nam Phi đối mặt hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Những trận mưa lớn chưa từng thấy trong 60 năm qua gây sạt lở và ngập lụt nghiêm trọng ở miền Nam Nam Phi, khiến gần 400 người thiệt mạng chỉ trong chưa đầy 1 tuần. Cũng như nhiều quốc gia châu Phi khác, Nam Phi đang phải chứng kiến các tác động ngày một nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Nam Phi đối mặt hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu

Nam Phi đối mặt hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Những trận mưa lớn chưa từng thấy trong 60 năm qua gây sạt lở và ngập lụt nghiêm trọng ở miền Nam Nam Phi, khiến gần 400 người thiệt mạng chỉ trong chưa đầy 1 tuần. Cũng như nhiều quốc gia châu Phi khác, Nam Phi đang phải chứng kiến các tác động ngày một nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam

VOV.VN - Văn phòng phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry sẽ thăm Việt Nam từ 22/02 tới 25/02.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam

VOV.VN - Văn phòng phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry sẽ thăm Việt Nam từ 22/02 tới 25/02.

Châu Âu ưu tiên giải quyết khủng hoảng năng lượng trước biến đổi khí hậu
Châu Âu ưu tiên giải quyết khủng hoảng năng lượng trước biến đổi khí hậu

VOV.VN - Ngày càng nhiều quốc gia châu Âu cắt giảm thuế nhiên liệu để kìm hãm sự leo thang của giá xăng dầu. Động thái này được xem sẽ giúp giảm áp lực chi tiêu cho các tài xế, song lại vi phạm các cam kết hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Châu Âu ưu tiên giải quyết khủng hoảng năng lượng trước biến đổi khí hậu

Châu Âu ưu tiên giải quyết khủng hoảng năng lượng trước biến đổi khí hậu

VOV.VN - Ngày càng nhiều quốc gia châu Âu cắt giảm thuế nhiên liệu để kìm hãm sự leo thang của giá xăng dầu. Động thái này được xem sẽ giúp giảm áp lực chi tiêu cho các tài xế, song lại vi phạm các cam kết hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Sự ấm lên toàn cầu từng gây ra vụ tuyệt chủng lớn nhất trên Trái Đất
Sự ấm lên toàn cầu từng gây ra vụ tuyệt chủng lớn nhất trên Trái Đất

VOV.VN - Đã có 5 vụ tuyệt chủng được xác nhận trong lịch sử Trái Đất. Cuộc Đại Tuyệt chủng kỷ Permi được cho là tệ hại nhất và đánh dấu ranh giới giữa kỷ Permi và kỷ Tam Điệp (Trias). Nguyên nhân được giới khoa học xác định là hiện tượng ấm lên toàn cầu vào giai đoạn đó.

Sự ấm lên toàn cầu từng gây ra vụ tuyệt chủng lớn nhất trên Trái Đất

Sự ấm lên toàn cầu từng gây ra vụ tuyệt chủng lớn nhất trên Trái Đất

VOV.VN - Đã có 5 vụ tuyệt chủng được xác nhận trong lịch sử Trái Đất. Cuộc Đại Tuyệt chủng kỷ Permi được cho là tệ hại nhất và đánh dấu ranh giới giữa kỷ Permi và kỷ Tam Điệp (Trias). Nguyên nhân được giới khoa học xác định là hiện tượng ấm lên toàn cầu vào giai đoạn đó.