New Zealand gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách quyền lịch sử ở Biển Đông

VOV.VN - New Zealand là nước tiếp theo gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc (LHQ) để thể hiện quan điểm liên quan đến Biển Đông. Trong đó, đáng chú ý công hàm bác bỏ yêu sách lịch sử ở Biển Đông, khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016 là cuối cùng và ràng buộc với các bên.

Hôm qua (3/8), phái đoàn ngoại giao New Zealand đã gửi lên LHQ công hàm để bày tỏ qua điểm của nước này về Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong đó khẳng định New Zealand không đứng về phía bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông và công hàm của nước này không phải là phản hồi đối với công hàm của Malaysia.

Cụ thể, Công hàm của New Zealand khẳng định UNCLOS là cơ sở pháp lý cho các hoạt động trên biển. Vì vậy việc hình thành các vùng biển phải được xác định dựa trên công ước này. Công hàm cũng nhấn mạnh vấn đề phân định vùng biển cũng như quyền và trách nhiệm của các quốc gia đối với các vùng biển này nằm trong phạm vi điều chỉnh của UNCLOS.

Công hàm của New Zealand cũng khẳng định quy định của UNCLOS trong việc bảo vệ quyền tự do biển cả bao gồm tự do do hàng hải và hàng không cũng như quyền tự do đi lại không gây hại trong lãnh hải và nhấn mạnh các quyền tự do này được áp dụng đối với tất cả các quốc gia và ở mọi khu vực trên thế giới.

Trong công hàm của mình, New Zealand nhấn mạnh không có căn cứ pháp lý cho yêu sách “lịch sử” đối với các vùng biển ở Biển Đông như đã được nêu trong phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông năm 2016.  

Đồng thời Công hàm của New Zealand gửi LHQ cũng khẳng định không có căn cứ pháp lý để các quốc gia ven biển có thể đưa ra yêu sách “quốc gia quần đảo”. Theo UNCLOS, quốc gia quần đảo phải nằm trọn vẹn trên một đảo hoặc nhiều quần đảo vì thế không có căn cứ pháp lý để vẽ đường cơ sở quần đảo thẳng hay đường cơ sở thông thường xung quanh các nhóm đảo ở Biển Đông.

Công hàm của New Zealand cũng nêu rõ, dựa trên quy chế dành cho các hòn đảo, UNCLOS khẳng định, đá không phải là nơi “có đời sống kinh tế riêng” vì vậy không thể thiết lập vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Cho dù thực thể là đá, đảo hay thực thể nửa chìm nửa nổi thì việc phân định đều dựa trên sự hình thành chúng một cách tự nhiên. Sự phân định không thể thay đổi sau các hoạt động xây dựng hoặc các hình thức cải tạo nhân tạo khác. Công hàm nhắc lại quy định được nêu trong UNCLOS rằng, “đảo nhân tạo, hay các cấu trúc không thể hình thành nên quy chế đảo” vì thế cũng không thể tạo thành vùng biển của riêng mình cũng như ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.

Công hàm của New Zealand cũng tái khẳng định quy định của UNCLOS rằng thực thể nửa chìm nửa nổi nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển không thể tạo nên các vùng biển. Tương tự, các thực thể chìm không làm phát sinh bất kỳ quyền lợi nào. Các thực thể này không phải là đối tượng của các yêu sách chủ quyền cũng như các hành động chiếm giữ.

Trong công hàm của mình, New Zealand cũng khẳng định, phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016 là cuối cùng và ràng buộc với các bên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines gửi 2 công hàm phản đối sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông
Philippines gửi 2 công hàm phản đối sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Philippines chỉ trích sự hiện diện “trái phép” của tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cho rằng Bắc Kinh đang coi nhẹ các cam kết của chính mình.

Philippines gửi 2 công hàm phản đối sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông

Philippines gửi 2 công hàm phản đối sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Philippines chỉ trích sự hiện diện “trái phép” của tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cho rằng Bắc Kinh đang coi nhẹ các cam kết của chính mình.

Cục diện Biển Đông 2020: Cuộc chiến công hàm và tinh thần thượng tôn pháp luật
Cục diện Biển Đông 2020: Cuộc chiến công hàm và tinh thần thượng tôn pháp luật

VOV.VN - Việc nhiều nước đồng loạt nộp công hàm phản đối Trung Quốc trong năm 2020 cho thấy đây là “giai đoạn kết tinh” của sự đồng thuận trong giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông.

Cục diện Biển Đông 2020: Cuộc chiến công hàm và tinh thần thượng tôn pháp luật

Cục diện Biển Đông 2020: Cuộc chiến công hàm và tinh thần thượng tôn pháp luật

VOV.VN - Việc nhiều nước đồng loạt nộp công hàm phản đối Trung Quốc trong năm 2020 cho thấy đây là “giai đoạn kết tinh” của sự đồng thuận trong giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông.

Pháp, Đức và Anh gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Pháp, Đức và Anh gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Các nước Pháp, Đức và Anh đã lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ hối thúc cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép với Bắc Kinh trước những hành động của nước này trong khu vực.

Pháp, Đức và Anh gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Pháp, Đức và Anh gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Các nước Pháp, Đức và Anh đã lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ hối thúc cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép với Bắc Kinh trước những hành động của nước này trong khu vực.

Malaysia gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Malaysia gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Công hàm của Malaysia nêu rõ, yêu sách của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với UNCLOS, không có hiệu lực pháp lý.

Malaysia gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Malaysia gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Công hàm của Malaysia nêu rõ, yêu sách của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với UNCLOS, không có hiệu lực pháp lý.

Công hàm Australia về Biển Đông là chiến thắng của luật pháp quốc tế
Công hàm Australia về Biển Đông là chiến thắng của luật pháp quốc tế

VOV.VN - Theo Tiến sỹ Bec Strating, công hàm mà Australia gửi tới LHQ “có ngôn từ nghiêng về khía cạnh pháp lý hơn là nhằm vào việc chỉ trích các hành vi”.

Công hàm Australia về Biển Đông là chiến thắng của luật pháp quốc tế

Công hàm Australia về Biển Đông là chiến thắng của luật pháp quốc tế

VOV.VN - Theo Tiến sỹ Bec Strating, công hàm mà Australia gửi tới LHQ “có ngôn từ nghiêng về khía cạnh pháp lý hơn là nhằm vào việc chỉ trích các hành vi”.