Nga “bật đèn xanh” cho việc thử nghiệm lâm sàng giữa vaccine của AstraZeneca và Sputnik V

VOV.VN - Nga đã “bật đèn xanh” cho việc thử nghiệm lâm sàng kết hợp giữa vaccine của hãng dược phẩm AstraZeneca, Anh với vaccine Sputnik V của Nga.

Theo Cơ quan đăng ký dược phẩm quốc gia Nga, 5 phòng thí nghiệm lớn ở Nga sẽ ngay lập tức tiến hành các cuộc thử nghiệm, dự kiến sẽ kết thúc vào đầu tháng 3/2022. Trước đó, vào tháng 5 vừa qua, Ủy ban Đạo đức thuộc Bộ Y tế Nga đã đình chỉ việc phê chuẩn thử nghiệm lâm sàng giữa hai loại vaccine này và yêu cầu phải có thêm thông tin.

Việc sử dụng các loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau được cho là sẽ giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch nhằm chống lại nguy cơ lây nhiễm trong tương lai. Cả vaccine của AstraZeneca và Sputnik V đều phải tiêm 2 mũi. Tuy nhiên, vaccine của AstraZeneca chỉ có một thành phần trong khi vaccine của Nga sử dụng 2 thành phần khác nhau cho 2 mũi tiêm. Theo ý kiến của một số chuyên gia, sử dụng kết hợp giữa 2 loại vaccine này được cho là có khả năng bảo vệ trong vòng 2 năm.

Qũy Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) – đơn vị đẩy mạnh chiến dịch sử dụng vaccine Sputnik V đã ngay lập tức hoan nghênh diễn biến trên. Theo Qũy Đầu tư Trực tiếp Nga, việc nhà chức trách Nga cho phép thử nghiệm lâm sàng kết hợp giữa 2 loại vaccine này là một dấu hiệu đáng mừng, hỗ trợ cho việc đẩy lùi các biến thể của Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga hiện đang thử nghiệm lâm sàng việc sử dụng vaccine Sputnik Light với một loại vaccine từ nước ngoài khác.

Trước Nga, một số quốc gia như: Azerbaijan, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Belarus và Argentina đã cho phép thử nghiệm lâm sàng kết hợp giữa mũi tiêm của 2 loại vaccine này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh cãi xung quanh chiến lược “pha trộn và kết hợp” vaccine tại Đông Nam Á
Tranh cãi xung quanh chiến lược “pha trộn và kết hợp” vaccine tại Đông Nam Á

VOV.VN - Đối mặt với vô số vấn đề, từ sự lan rộng của biến thể Delta đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine, nhiều nước Đông Nam Á đang điều chỉnh lại chiến lược tiêm chủng của mình.

Tranh cãi xung quanh chiến lược “pha trộn và kết hợp” vaccine tại Đông Nam Á

Tranh cãi xung quanh chiến lược “pha trộn và kết hợp” vaccine tại Đông Nam Á

VOV.VN - Đối mặt với vô số vấn đề, từ sự lan rộng của biến thể Delta đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine, nhiều nước Đông Nam Á đang điều chỉnh lại chiến lược tiêm chủng của mình.

Kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả miễn dịch cao
Kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả miễn dịch cao

VOV.VN - Nghiên cứu của Đại học Oxford công bố ngày 28/6 cho thấy, việc tiêm mũi vaccine của Pfizer khoảng 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine AstraZeneca sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với việc chỉ dùng vaccine AstraZeneca cho cả 2 mũi tiêm.

Kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả miễn dịch cao

Kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả miễn dịch cao

VOV.VN - Nghiên cứu của Đại học Oxford công bố ngày 28/6 cho thấy, việc tiêm mũi vaccine của Pfizer khoảng 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine AstraZeneca sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với việc chỉ dùng vaccine AstraZeneca cho cả 2 mũi tiêm.

Kết hợp vaccine ngừa Covid-19: Chiến lược tăng tốc tiêm chủng và chống các biến thể mới
Kết hợp vaccine ngừa Covid-19: Chiến lược tăng tốc tiêm chủng và chống các biến thể mới

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu hy vọng việc kết hợp các loại vaccine khác nhau sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với việc tiêm cả 2 mũi cùng 1 loại, thậm chí có thể bảo vệ người tiêm tốt hơn trước các biến thể mới của SARS-CoV-2.

Kết hợp vaccine ngừa Covid-19: Chiến lược tăng tốc tiêm chủng và chống các biến thể mới

Kết hợp vaccine ngừa Covid-19: Chiến lược tăng tốc tiêm chủng và chống các biến thể mới

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu hy vọng việc kết hợp các loại vaccine khác nhau sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với việc tiêm cả 2 mũi cùng 1 loại, thậm chí có thể bảo vệ người tiêm tốt hơn trước các biến thể mới của SARS-CoV-2.