Nga bất ngờ rút quân ra khỏi biên giới với Ukraine

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Nga  Sergei Shoigu hôm 22/4 cho biết, quân đội đã kết thúc thành công các cuộc tập trận gần biên giới với Ukraine và sẽ quay trở lại các căn cứ thường trực trước ngày 1/5.

CNN đưa tin, Nga đã ra lệnh cho quân đội rút khỏi biên giới gần Ukraine và trở về căn cứ thường trực bắt đầu từ hôm nay (23/4), đồng thời thông báo nước này đã kết thúc một “cuộc kiểm tra nhanh” các lực lượng ở phía đông và phía tây đất nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 22/4 cho biết, quân đội đã kết thúc thành công các cuộc tập trận gần biên giới với Ukraine và sẽ quay trở lại các căn cứ thường trực trước ngày 1/5.

“Tôi tin rằng, chúng tôi đã đạt được đầy đủ các mục tiêu của cuộc tập trận. Quân đội đã chứng tỏ khả năng của mình trong việc củng cố một nền quốc phòng đáng tin cậy cho đất nước", ông Shoigu nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga không nêu rõ có bao nhiêu binh sỹ sẽ ở lại trong khu vực. Theo hãng thông tấn TASS của Nga, một số vũ khí thuộc quân đoàn 41 của Nga, chẳng hạn như xe tăng và pháo hạng nặng, sẽ được giữ lại nhằm chuẩn bị cho cuộc tập trận chhung Zapad-2021 giữa Nga và Belarus dự kiến diễn ra vào tháng 9 này.

Quyết định rút quân được đưa ra sau khi Moscow tăng cường sự hiện diện quân sự lớn chưa từng có dọc khu vực biên giới với Ukraine kể từ năm 2014, làm dấy lên lo ngại bùng phát một cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev. Liên minh châu Âu ngày 20/4 ước tính, có hơn 100.000 binh sỹ đã được huy động đến gần biên giới giữa Nga với Ukraine và tại Bán đảo Crimea.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, Washington đã biết về thông báo của Moscow và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình cùng với các quan chức Ukraine và các đồng minh khác. Ông Ned Price nêu rõ: “Những gì chúng tôi đang tìm kiếm bây giờ là hành động của phía Nga”.

“Trong các cuộc trao đổi với chính phủ Nga, chúng tôi hối thúc họ kiềm chế những hành động gây leo thang căng thẳng và dừng ngay lập tức các hành động gây hấn ở bên trong và xung quanh Ukraine, bao gồm cả việc tăng cường hiện diện quân sự tại Bán đảo Crimea và biên giới Ukraine, chấm dứt ý định chặn các tàu thuyền tại Biển Đen”, ông Ned Price cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Ukraine về quan hệ song phương tại Moscow
Nga tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Ukraine về quan hệ song phương tại Moscow

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng, gần đây, Ukraine đã có rất nhiều bước đi nhằm phá hủy các mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Nga tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Ukraine về quan hệ song phương tại Moscow

Nga tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Ukraine về quan hệ song phương tại Moscow

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng, gần đây, Ukraine đã có rất nhiều bước đi nhằm phá hủy các mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine tuyên bố sẵn sàng cho 1 cuộc chiến với Nga
Tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine tuyên bố sẵn sàng cho 1 cuộc chiến với Nga

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đã sẵn sàng cho một “cuộc chiến đến cùng” với Nga.

Tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine tuyên bố sẵn sàng cho 1 cuộc chiến với Nga

Tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine tuyên bố sẵn sàng cho 1 cuộc chiến với Nga

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đã sẵn sàng cho một “cuộc chiến đến cùng” với Nga.

Căng thẳng với Nga, Ukraine có thể chờ đợi gì từ EU?
Căng thẳng với Nga, Ukraine có thể chờ đợi gì từ EU?

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần kêu gọi châu Âu có biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ Ukraine, ngăn chặn sự “leo thang” ở biên giới phía Đông như áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga, kết nạp Ukraine vào khối NATO… Câu hỏi đặt ra là EU có thể đi xa tới đâu trong việc bảo vệ Ukraine?

Căng thẳng với Nga, Ukraine có thể chờ đợi gì từ EU?

Căng thẳng với Nga, Ukraine có thể chờ đợi gì từ EU?

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần kêu gọi châu Âu có biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ Ukraine, ngăn chặn sự “leo thang” ở biên giới phía Đông như áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga, kết nạp Ukraine vào khối NATO… Câu hỏi đặt ra là EU có thể đi xa tới đâu trong việc bảo vệ Ukraine?