Nga đáp trả cứng rắn trước bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

VOV.VN - Các quan chức cấp cao của Nga đã phản pháo trước lời bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper.

Sẽ tốt hơn để không trở thành một “quốc gia bình thường hơn” nếu điều đó đồng nghĩa với việc dễ bị xâm lược và đảo chính. Đây là lời đáp trả cứng rắn của các quan chức hàng đầu nước Nga trước bình luận mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper.

Ngoại trưởng Nga Lavrov. Ảnh: Euronews.

Sẽ rất “tuyệt” nếu phương Tây “có thể khiến Nga cư xử giống một quốc gia bình thường hơn”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới được bổ nhiệm Mark Esper phát biểu trong chuyến thăm Paris hồi tuần này.Tuy nhiên, Moscow đã tỏ ra không mấy hài lòng với bình luận của ông Esper.

“Nếu ông ấy nói vậy, ông ấy đang kêu gọi chúng tôi hành xử như một quốc gia bình thường, nghĩa là không giống như nước Mỹ”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu trong buổi họp báo ở thủ đô Mosocw, nơi ông và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đã có cuộc gặp trực tiếp với những người đồng cấp Pháp.

“Hoặc là chúng ta sẽ tiếp tục hành động như Mỹ, ném bom Iraq và Libya, vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng ta nên ủng hộ các cuộc đảo chính, bạo lực và chống hiến pháp, như Mỹ và các đồng minh thân cận nhất của nước này đã thực hiện vào tháng 2/2014 tại Ukraine”.

Hơn nữa, nếu Nga làm theo hướng dẫn của Washington, thì “chúng tôi phải chi hàng triệu USD để can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác như cách mà Quốc hội Mỹ đã làm khi phê chuẩn chi 20 triệu USD cho việc ủng hộ dân chủ ở Nga”, ông Lavrov cho biết.

Về phần mình, Bộ trưởng Shoigu nói rằng nước Nga có một định nghĩa khác về sự “bình thường”.“Có lẽ chúng tôi vẫn sẽ là một quốc gia bất bình thường”, ông phát biểu.

Tại cuộc gặp, các quan chức Pháp ủng hộ việc tăng cường hợp tác với Nga. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định: “Đây là thời điểm phù hợp. Đã đến lúc các bên cần làm việc với nhau để giảm sự mất lòng tin.” Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nói thêm rằng: “Điều quan trọng là đối thoại để tránh những hiểu lầm và mâu thuẫn”.

Hồi cuối tháng 8/2019, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp Tổng thống Pháp Macron tại Bregancon trong một nỗ lực giảm căng thẳng và phá băng trong quan hệ Nga-phương Tây. Ông Macron cam kết tạo ra “một cấu trúc mới về an ninh và sự tin tưởng” giữa Nga với phương Tây”, đồng thời khẳng định những đóng góp của Nga là cần thiết nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng tại Iran, Syria, Ukraine cũng như thúc đẩy hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan hệ Nga-Mỹ lại nóng lên vì “cuộc chiến visa”
Quan hệ Nga-Mỹ lại nóng lên vì “cuộc chiến visa”

VOV.VN - Quan hệ Nga – Mỹ tiếp tục nóng lên khi hai bên đổ lỗi cho nhau không cấp thị thực cho một loạt các nhà ngoại giao hai nước.

Quan hệ Nga-Mỹ lại nóng lên vì “cuộc chiến visa”

Quan hệ Nga-Mỹ lại nóng lên vì “cuộc chiến visa”

VOV.VN - Quan hệ Nga – Mỹ tiếp tục nóng lên khi hai bên đổ lỗi cho nhau không cấp thị thực cho một loạt các nhà ngoại giao hai nước.

Pháp bàn về vấn đề cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Nga, Mỹ và Iran
Pháp bàn về vấn đề cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Nga, Mỹ và Iran

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron có kế hoạch thảo luận về việc tuân thủ của Iran đối với thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với một số bên liên quan.

Pháp bàn về vấn đề cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Nga, Mỹ và Iran

Pháp bàn về vấn đề cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Nga, Mỹ và Iran

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron có kế hoạch thảo luận về việc tuân thủ của Iran đối với thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với một số bên liên quan.

Thời thế thay đổi, Nga-Mỹ không còn “mặn mà” với Hiệp ước INF
Thời thế thay đổi, Nga-Mỹ không còn “mặn mà” với Hiệp ước INF

VOV.VN - Từng được coi là một thỏa thuận lịch sử thời Chiến tranh Lạnh song vì sao Nga và Mỹ lại muốn Hiệp ước INF sụp đổ hơn là cứu vãn nó?

Thời thế thay đổi, Nga-Mỹ không còn “mặn mà” với Hiệp ước INF

Thời thế thay đổi, Nga-Mỹ không còn “mặn mà” với Hiệp ước INF

VOV.VN - Từng được coi là một thỏa thuận lịch sử thời Chiến tranh Lạnh song vì sao Nga và Mỹ lại muốn Hiệp ước INF sụp đổ hơn là cứu vãn nó?