Nga giúp châu Âu giải quyết khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Ngày 06/10, tại cuộc họp trực tuyến về các vấn đề phát triển năng lượng, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ giúp đỡ châu Âu giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, nhưng không gây tổn hại cho mình.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Nga V.Putin lưu ý rằng nền kinh tế thế giới hiện đang phục hồi thành công sau cuộc khủng hoảng năm ngoái. Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và giá cả đang tăng lên.

Nhà lãnh đạo Nga chỉ ra 4 yếu tố chính dẫn đến sự bùng nổ giá khí đốt, đã đạt mức 2.000 USD trên 1.000 m3 trong ngày ở châu Âu. Theo ông, thứ nhất, sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau khủng hoảng đã “hâm nóng” nhu cầu năng lượng. Thứ hai, vào đầu năm 2021, một mùa đông lạnh giá ở nhiều nước châu Âu đã khiến trữ lượng khí đốt tự nhiên trong các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất bị sụt giảm nghiêm trọng. Thứ ba, vào mùa hè, do thời tiết nắng nóng và lặng gió, việc sản xuất năng lượng gió đã giảm đáng kể. Tổng thống Putin lưu ý rằng, trong mười năm qua ở châu Âu, sự cân bằng năng lượng đã thay đổi đáng kể. Nhiều quốc gia trong khu vực đã từ bỏ các nhà máy điện than và điện hạt nhân để chuyển sang sử dụng năng lượng gió phụ thuộc vào thời tiết. Và thứ tư, châu Âu cắt giảm cái gọi là hợp đồng dài hạn, nhằm chuyển đổi sang giao dịch trao đổi khí đốt. Nhà lãnh đạo Nga gọi việc này là sai lầm, vì nó không tính đến các đặc thù của thị trường khí đốt do có một số lượng lớn các yếu tố không chắc chắn.

Còn Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã bổ sung thêm nguyên nhân, đó là dự báo chất lượng thấp về cung và cầu và các yếu tố đầu cơ đòi hỏi một cuộc điều tra riêng biệt. Đồng thời khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ cũng đóng một vai trò do nhu cầu tăng vào mùa hè, đã được cung cấp cho châu Mỹ Latinh, mà không phải cho châu Âu. Ông Novak cho rằng, cần phải ổn định tình hình càng sớm càng tốt, vì giá cao bắt đầu đóng cửa nhiều doanh nghiệp tiêu dùng và "có sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn sang các nguồn năng lượng tái tạo".

Theo ông, Moscow đang thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng và có thể năm nay sẽ phá kỷ lục về khối lượng cung cấp cho châu Âu - trong 9 tháng qua, họ đã vượt chỉ số tương tự của năm ngoái là 15%. Phó Thủ tướng Novak đưa ra hai lựa chọn để giúp vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu - ra mắt Nord Stream 2 sớm nhất (nhưng thời gian hoàn thành chứng nhận của nó phụ thuộc vào châu Âu) và tăng khối lượng giao dịch trên nền tảng giao dịch điện tử của Gazprom ở St. Petersburg. Ông cho biết, phía Nga sẽ cần thêm 1-2 tuần nữa để nạp khí cho các kho chứa của mình.

Tổng thống Putin lưu ý rằng, tình hình hiện nay trên thị trường châu Âu không có lợi cho Nga và ủng hộ ý tưởng tăng nguồn cung khí đốt trên thị trường, nhưng không gây tổn hại cho chính nước này.

Người đứng đầu Rosneft - Igor Sechin đề xuất một phương án khác. Theo ông, tình hình có thể được ổn định bằng việc cho phép xuất khẩu 10 tỷ mét khối khí đốt từ các nguồn tài nguyên của công ty dầu mỏ. Ông nhấn mạnh, điều này cũng phù hợp với quan điểm "tạo ra thu nhập bổ sung".

Trong diễn biến liên quan, vấn đề vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine đã được thảo luận riêng tại cuộc họp. Tổng thống Putin bác bỏ suy đoán về chủ đề này - nghĩa vụ của Nga trong việc cung cấp 40 tỷ mét khối thông qua các đường ống của kraine trong năm nay thậm chí sẽ bị vượt quá. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cảnh báo rằng, không thể tăng thêm nữa, vì một mặt, nó không an toàn - không thể làm tăng áp suất trong các đường ống Ukraine đã không được sửa chữa trong nhiều thập kỷ. Mặt khác điều này cũng không có lợi, vì việc bơm qua các đường ống mới làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide và chi phí cho Gazprom ít hơn gần 3 tỷ USD. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga kêu gọi công ty tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ vận chuyển. Theo ông, không nên đặt bất kỳ ai vào tình thế khó khăn, kể cả Ukraine, bất chấp tình hình quan hệ Nga-Ukraine hiện nay, và “không cần thiết để làm giảm uy tín của Gazprom với tư cách là một đối tác đáng tin cậy, tuyệt đối đáng tin cậy về mọi mặt."  

Tổng thống V.Putin lưu ý rằng, Nga luôn là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy cho người tiêu dùng trên toàn thế giới - nói chung cho cả châu Á và châu Âu, nước này luôn hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng năng lượng trong mùa Đông
Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng năng lượng trong mùa Đông

VOV.VN - Ủy viên phụ trách thị trường Nội địa châu Âu, ông Thierry Breton cảnh báo, châu Âu sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng về năng lượng trong suốt mùa Đông tới.

Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng năng lượng trong mùa Đông

Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng năng lượng trong mùa Đông

VOV.VN - Ủy viên phụ trách thị trường Nội địa châu Âu, ông Thierry Breton cảnh báo, châu Âu sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng về năng lượng trong suốt mùa Đông tới.

Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc khiến nhiều ông lớn đau đầu
Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc khiến nhiều ông lớn đau đầu

VOV.VN - Nhiều nhà máy khác nhau tại Trung Quốc được ghi nhận là ngừng sản xuất do các quy định năng lượng mới từ chính quyền địa phương khiến các nhà sản xuất như Apple và Tesla phải đau đầu.

Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc khiến nhiều ông lớn đau đầu

Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc khiến nhiều ông lớn đau đầu

VOV.VN - Nhiều nhà máy khác nhau tại Trung Quốc được ghi nhận là ngừng sản xuất do các quy định năng lượng mới từ chính quyền địa phương khiến các nhà sản xuất như Apple và Tesla phải đau đầu.