Nga kêu gọi sửa quy tắc dùng vũ khí hạt nhân sau khi Mỹ rút khỏi INF

VOV.VN - Trước việc Mỹ rút khỏi INF, các nghị sĩ Quốc hội Nga hôm 21/11 kêu gọi Hội đồng An ninh Quốc gia nước này sửa đổi quy định về sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong một tài liệu đã được Ủy ban Quốc phòng và An ninh thông qua, các nhà lập pháp đã đề nghị soạn thảo một bộ nguyên tắc cơ bản mới của Chính sách răn đe hạt nhân của Liên bang Nga.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga. Ảnh: Sputnik.

Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối bình luận về thông tin này. Tuy nhiên, theo giới quan sát, bước đi của các nhà lập pháp Nga dường như là nhằm phản ứng trước quyết định của Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Văn kiện được ký với Nga từ này được xem là một cột mốc trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc, cấm các loại tên lửa hạt nhân được phóng lên từ mặt đất ở độ cao từ 500km đến 5.500kmvà dẫn đến việc loại bỏ gần 2.700 tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tuần cho biết, Nga sẽ không tham gia một cuộc chay đua vũ trang, nhưng sẽ không để mặc cho Mỹ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung. Nga sẵn sàng duy trì đối thoại với Mỹ về văn kiện, vốn đã trở thành một trong những nền tảng của giải trừ hạt nhân.

Tổng thống Nga cũng kêu gọi chính phủ và các quan chức quân sự nước này đề xuất các bước đi cụ thể mà Nga có thể thực hiện để đáp lại việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tính phát triển kho vũ khí hạt nhân phòng bị đánh phủ đầu
Trung Quốc tính phát triển kho vũ khí hạt nhân phòng bị đánh phủ đầu

VOV.VN - Trung Quốc đang tìm cách phát phát triển kho vũ khí hạt nhân vì lo ngại kho dự trữ hiện tại không đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn công phủ đầu.

Trung Quốc tính phát triển kho vũ khí hạt nhân phòng bị đánh phủ đầu

Trung Quốc tính phát triển kho vũ khí hạt nhân phòng bị đánh phủ đầu

VOV.VN - Trung Quốc đang tìm cách phát phát triển kho vũ khí hạt nhân vì lo ngại kho dự trữ hiện tại không đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn công phủ đầu.

EU muốn Mỹ đánh giá tác động an ninh nếu rút khỏi INF
EU muốn Mỹ đánh giá tác động an ninh nếu rút khỏi INF

VOV.VN - Liên minh châu Âu thúc giục Mỹ đánh giá kỹ lưỡng những tác động về an ninh nếu Washington rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

EU muốn Mỹ đánh giá tác động an ninh nếu rút khỏi INF

EU muốn Mỹ đánh giá tác động an ninh nếu rút khỏi INF

VOV.VN - Liên minh châu Âu thúc giục Mỹ đánh giá kỹ lưỡng những tác động về an ninh nếu Washington rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Ấn Độ có thể triển khai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
Ấn Độ có thể triển khai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc thời gian qua tăng cường sự hiện diện của nước này tại khu vực Ấn Độ Dương.

Ấn Độ có thể triển khai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân

Ấn Độ có thể triển khai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc thời gian qua tăng cường sự hiện diện của nước này tại khu vực Ấn Độ Dương.

Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga sẽ thảo luận lại hiệp ước INF ở Paris
Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga sẽ thảo luận lại hiệp ước INF ở Paris

VOV.VN - Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung INF sẽ là chủ đề thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin.

Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga sẽ thảo luận lại hiệp ước INF ở Paris

Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga sẽ thảo luận lại hiệp ước INF ở Paris

VOV.VN - Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung INF sẽ là chủ đề thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin.

Lo ngại INF đổ vỡ, Nga khẳng định muốn đàm phán với Mỹ
Lo ngại INF đổ vỡ, Nga khẳng định muốn đàm phán với Mỹ

VOV.VN - Châu Âu cũng kêu gọi Nga và Mỹ tránh các bước đi đơn phương, làm đổ vỡ Hiệp ước có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Lo ngại INF đổ vỡ, Nga khẳng định muốn đàm phán với Mỹ

Lo ngại INF đổ vỡ, Nga khẳng định muốn đàm phán với Mỹ

VOV.VN - Châu Âu cũng kêu gọi Nga và Mỹ tránh các bước đi đơn phương, làm đổ vỡ Hiệp ước có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới.