Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ chính phủ Syria sau khi Mỹ rút quân

VOV.VN - Nga vừa yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ để chính phủ Syria tiếp quản các khu vực mà quân đội Mỹ để lại sau khi lực lượng này rút khỏi Syria.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Ankara chuẩn bị chiến dịch tấn công người Kurd tại thị trấn Manbij, phía bắc Syria, AP ngày 27/12 đưa tin.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova. Ảnh: RT.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, cơ quan này hy vọng phần lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ ở Syria sẽ được giao cho các lực lượng của ông Assad sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này vào tuần trước – động thái gây sốc đối với các đồng minh của Mỹ và dẫn đến quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis.

Khi được hỏi về kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công thị trấn Manbij, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova nói rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động tại Syria, trong đó có cả hoạt động chống khủng bố”, song không cung cấp thêm chi tiết.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết, nước này đang làm việc với Mỹ để phối hợp trong việc rút các lực lượng Mỹ khỏi Syria, song vẫn giữ nguyên quyết định đẩy lùi các tay súng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn khỏi thị trấn Manbij ở miền bắc Syria. Hình ảnh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông ngày 27/12 cho thấy xe thiết giáp cùng với xe chở binh sỹ của Thổ Nhĩ Kỳ đang được triển khai tới khu vực biên giới với Syria. Trong khi đó, quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các lực lượng của Nga cũng bắt đầu triển khai tới khu vực chiến tiến quanh thị trấn này.

Người phát ngôn của lực lượng đối lập Syria – Quân đội Quốc gia Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, hôm 26/12 đã nói rằng họ không chấp nhận quân chính phủ tiếp quản lãnh thổ miền đông Syria, sau khi lực lượng Mỹ rút lui. Youssef Hammoud, người phát ngôn của SNA – được cho sẽ là lực lượng nòng cốt trong chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tại đông Syria, hôm 26/12 nói rằng việc lực lượng chính phủ quay lại khu vực này sẽ gây ra “tai họa và thảm họa” với làn sóng tị nạn và sơ tán mới.

Ông Hammoud cho biết một trong những mục tiêu chính của hoạt động do Thổ Nhĩ Kỳ dẫn dắt là tạo điều kiện và địa điểm cho người tị nạn Syria hồi hương. SNA tuyên bố rằng 15.000 chiến binh của họ đã chuẩn bị sẵn sàng tiến vào khu vực này khi lính Mỹ rút đi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Mỹ rút quân khỏi Syria là “cú đòn đau đớn” với đồng minh Israel?
Vì sao Mỹ rút quân khỏi Syria là “cú đòn đau đớn” với đồng minh Israel?

VOV.VN - Với việc Mỹ rút quân khỏi Syria, Israel nơm nớp lo ngại bị bỏ lại đằng sau trong chiến dịch kiềm chế sự mở rộng ảnh hưởng của Iran.

Vì sao Mỹ rút quân khỏi Syria là “cú đòn đau đớn” với đồng minh Israel?

Vì sao Mỹ rút quân khỏi Syria là “cú đòn đau đớn” với đồng minh Israel?

VOV.VN - Với việc Mỹ rút quân khỏi Syria, Israel nơm nớp lo ngại bị bỏ lại đằng sau trong chiến dịch kiềm chế sự mở rộng ảnh hưởng của Iran.

Chính trường Mỹ “nổi bão” vì quyết định rút quân khỏi Syria của ông Trump
Chính trường Mỹ “nổi bão” vì quyết định rút quân khỏi Syria của ông Trump

VOV.VN - Những nghị sỹ Mỹ phản đối ông Trump cho rằng rút quân khỏi Syria sẽ khiến Mỹ ra về tay trắng và mất đi lợi thế tại Trung Đông.

Chính trường Mỹ “nổi bão” vì quyết định rút quân khỏi Syria của ông Trump

Chính trường Mỹ “nổi bão” vì quyết định rút quân khỏi Syria của ông Trump

VOV.VN - Những nghị sỹ Mỹ phản đối ông Trump cho rằng rút quân khỏi Syria sẽ khiến Mỹ ra về tay trắng và mất đi lợi thế tại Trung Đông.

Ảnh: Nhìn lại toàn bộ chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại Syria
Ảnh: Nhìn lại toàn bộ chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại Syria

VOV.VN - Quyết định của Tổng thống Trump rút toàn bộ binh sỹ khỏi Syria đã khép lại chiến dịch quân sự kéo dài 4 năm của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này. 

Ảnh: Nhìn lại toàn bộ chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại Syria

Ảnh: Nhìn lại toàn bộ chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại Syria

VOV.VN - Quyết định của Tổng thống Trump rút toàn bộ binh sỹ khỏi Syria đã khép lại chiến dịch quân sự kéo dài 4 năm của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này.