Ngày càng có nhiều người Australia và New Zealand giảm niềm tin với Trung Quốc

VOV.VN - Kết quả các cuộc khảo sát tại New Zealand và Australia cho thấy ngày càng có nhiều người dân tại các nước này có quan điểm tiêu cực, thậm chí coi Trung Quốc là mối đe dọa.

Mặc dù không thể hiện quan điểm của toàn bộ người dân, nhưng kết quả khảo sát cho thấy các chính sách của Trung Quốc đối với hai quốc gia này đang có nhiều hạn chế.

Hôm nay (16/6), Quỹ Asia New Zealand Foundation công bố kết quả khảo sát hàng năm cho thấy, có đến 35% người dân New Zealand coi Trung Quốc là một mối đe dọa. Kết quả này tăng khá mạnh so với 21% số người có quan điểm này trong cuộc khảo sát tương tự được tiến hành trong năm ngoái. Cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối năm 2020, thời điểm New Zealand bắt đầu xem xét kỹ lưỡng hơn mối quan hệ với Trung Quốc, cũng cho thấy đây là lần đầu tiên số lượng người dân nước này coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn số người coi Trung Quốc là bạn.

Theo ông Jason Young, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc Đại học Victoria của New Zealand, việc người dân nước này thay đổi tình cảm đối với Trung Quốc là không có gì đáng ngạc nhiên khi truyền thông đã đưa ra những lo ngại về hành vi của Trung Quốc. Theo ông Jason Young, các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến rất nhiều người New Zealand bị sốc.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò dư luận do Viện Quan hệ Australia - Trung Quốc tiến hành tại Australia cho thấy 2/3 số người được hỏi thừa nhận có quan điểm tiêu cực hơn đối với Trung Quốc kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. Theo kết quả cuộc khảo sát đối với 2.000 người trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, 72% số người được hỏi ủng hộ việc chính phủ Australia kêu gọi điều tra làm rõ nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và khoảng 2/3 số người tham gia khảo sát cho rằng Australia nên có chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong khi 67% người coi Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh.

Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát đồng ý với ý kiến cho rằng nền kinh tế nước này từng được hưởng lợi nhờ quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và 80% ý kiến cho rằng kinh tế Australia hiện quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì mối liên kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc nên gần 2/3 người tham gia khảo sát cũng cho rằng, chính phủ liên bang Australia cần nỗ lực để tạo dựng kết nối và mối quan hệ vững chắc với Trung Quốc.

Quan hệ chính trị và kinh tế của Australia với Trung Quốc đang ở trong giai đoạn rất căng thẳng kể từ khi Australia kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra nguồn gốc dịch Covid-19. Đáp trả cho hành động này của Australia, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu 13 mặt hàng của Australia vào Trung Quốc khiến cho nền kinh tế Australia thiệt hại khoảng 20 tỷ AUD trong năm 2020.

Trước thực tế này, một mặt Australia kêu gọi các doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, mặt khác chính phủ Thủ tướng Scott Morrison đang tìm kiếm các thỏa thuận thương mại tự do và thị trường mới nhằm đa dạng hóa nguồn tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp của nước này. Trong đó, thỏa thuận khung về Hiệp định thương mại tự do mà nước này ký với Anh ngày hôm qua (15/6) là một trong những động thái nằm trong nỗ lực này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia sẽ xem xét lại hàng nghìn dự án hợp tác của các trường đại học với nước ngoài
Australia sẽ xem xét lại hàng nghìn dự án hợp tác của các trường đại học với nước ngoài

VOV.VN - Trong nỗ lực nhằm loại bỏ các dự án hợp tác với nước ngoài đi ngược lại lợi ích quốc gia, Bộ Ngoại giao Australia sẽ đánh giá lại hơn 6.000 dự án mà các trường Đại học của Australia hợp tác với nước ngoài.

Australia sẽ xem xét lại hàng nghìn dự án hợp tác của các trường đại học với nước ngoài

Australia sẽ xem xét lại hàng nghìn dự án hợp tác của các trường đại học với nước ngoài

VOV.VN - Trong nỗ lực nhằm loại bỏ các dự án hợp tác với nước ngoài đi ngược lại lợi ích quốc gia, Bộ Ngoại giao Australia sẽ đánh giá lại hơn 6.000 dự án mà các trường Đại học của Australia hợp tác với nước ngoài.

Pháp lên án hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia
Pháp lên án hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia

VOV.VN - Pháp lên án các hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia và quan hệ đối tác với Australia sẽ là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp.

Pháp lên án hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia

Pháp lên án hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia

VOV.VN - Pháp lên án các hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia và quan hệ đối tác với Australia sẽ là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp.

Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia
Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia

VOV.VN - Đối với Australia, việc sở hữu tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) là một bằng chứng cho thấy chiến lược dài hạn tiếp nối chương trình tàu ngầm Lớp Tấn công.

Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia

Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia

VOV.VN - Đối với Australia, việc sở hữu tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) là một bằng chứng cho thấy chiến lược dài hạn tiếp nối chương trình tàu ngầm Lớp Tấn công.