Nghiên cứu Em bé chỉnh sửa gen ở Trung Quốc bị ngừng vì áp lực dư luận

VOV.VN - “Cha đẻ” của công trình nghiên cứu “Em bé chỉnh sửa gen” ở Trung Quốc đã ngừng thí nghiệm của ông sau khi vấp phải phản đối của dư luận.

Nhà khoa học Trung Quốc vừa khuynh đảo truyền thông vì tuyên bố tạo ra những em bé được chỉnh sửa gen để kháng cự với virus HIV/AIDS vừa tuyên bố tạm ngừng thí nghiệm gây tranh cãi này của ông.

Ông Hạ Kiến Khôi. (Ảnh: Reuters)

“Tôi phải xin lỗi, kết quả này đã bị rò rỉ ngoài dự tính” – ông Hạ Kiến Khôi (He Jiankui) chia sẻ trong 1 cuộc họp báo ở Hong Kong ngày 28/11. Ông cho biết, “thử nghiệm lâm sàng đã tạm dừng vì tình hình hiện nay”.

Giới khoa học toàn cầu đã choáng váng vì tuyên bố của Hạ Kiến Khôi rằng, ông đã “vẽ lại” thiết kế của tạo hóa về sự sống của con người, cho rằng đáng lẽ nhà khoa học Trung Quốc này phải tuân thủ những tiêu chuẩn về đạo đức.

Dù ngừng thí nghiệm, ông Hạ vẫn cho rằng nghiên cứu của ông là hợp lệ và bày tỏ tự hào về những gì ông đã làm cho 2 cô bé được chỉnh sửa gen.

Hai bé gái được ông Hạ Kiến Khôi chỉnh sửa gen vốn có cha dương tính với HIV và người đàn ông này “gần như đã mất hy vọng vào cuộc sống” cho đến khi chị em song sinh Lộ Lộ và Na Na được sinh ra với gen có thể kháng cự lại virus chết người đó.

Hạ Kiến Khôi cho biết, ông chọn “tắt” mã gen được coi là “cửa ngõ” để virus HIV xâm nhập cơ thể người vì đây là vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc, nơi có khoảng 500.000 đến 1,5 triệu người nhiễm bệnh.

Sau khi nghiên cứu của ông Hạ được tiết lộ, chính quyền Trung Quốc đã lên án thí nghiệm này và tiến hành điều tra. Hơn 100 nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã ký vào 1 tuyên bố chung gọi thí nghiệm này là “điên rồ”. Đại học Khoa học và Công nghệ phương Nam, nơi ông Hạ làm việc, cũng tìm cách tránh dính líu, liên quan tới ông và gọi nghiên cứu của ông là hành vi “vi phạm nghiêm trọng đạo đức và luật lệ hàn lâm”, đồng thời nêu rõ, ông Hạ đã nghỉ việc không lương từ tháng 2/2018 đến nay.

“Thí nghiệm này có thể đẩy những đứa trẻ khỏe mạnh bình thường vào nguy cơ bị chỉnh sửa gen vì lợi ích không thực sự cần thiết” - Julian Savulescu, Giám đốc Trung tâm thực hành đạo đức Oxford Uehiro của trường đại học Oxford (Anh) nhận định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất ngờ với ô tô và robot tự chế của dân thường Trung Quốc
Bất ngờ với ô tô và robot tự chế của dân thường Trung Quốc

VOV.VN - Ngoài máy bay và tàu ngầm, dân thường Trung Quốc còn mày mò tự chế hàng loạt ô tô và robot phục vụ giao thông.

Bất ngờ với ô tô và robot tự chế của dân thường Trung Quốc

Bất ngờ với ô tô và robot tự chế của dân thường Trung Quốc

VOV.VN - Ngoài máy bay và tàu ngầm, dân thường Trung Quốc còn mày mò tự chế hàng loạt ô tô và robot phục vụ giao thông.

Mỹ thử nghiệm thành công máy bay không cần động cơ
Mỹ thử nghiệm thành công máy bay không cần động cơ

VOV.VN - Không có động cơ, thậm chí không có bất cứ bộ phận nào cử động, nhưng chiếc máy bay lấy ý tưởng từ phim “Star Trek” này vẫn cất cánh êm ru.

Mỹ thử nghiệm thành công máy bay không cần động cơ

Mỹ thử nghiệm thành công máy bay không cần động cơ

VOV.VN - Không có động cơ, thậm chí không có bất cứ bộ phận nào cử động, nhưng chiếc máy bay lấy ý tưởng từ phim “Star Trek” này vẫn cất cánh êm ru.

Ảnh, Video: Giáo viên robot “xâm chiếm” các nhà trẻ ở Trung Quốc
Ảnh, Video: Giáo viên robot “xâm chiếm” các nhà trẻ ở Trung Quốc

VOV.VN - Những robot có trí thông minh nhân tạo (AI) với ngoại hình như bước ra từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng Wall-E khiến các em nhỏ thích thú học tập hơn.

Ảnh, Video: Giáo viên robot “xâm chiếm” các nhà trẻ ở Trung Quốc

Ảnh, Video: Giáo viên robot “xâm chiếm” các nhà trẻ ở Trung Quốc

VOV.VN - Những robot có trí thông minh nhân tạo (AI) với ngoại hình như bước ra từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng Wall-E khiến các em nhỏ thích thú học tập hơn.

Nobel Y học 2018 thuộc về Mỹ- Nhật Bản với phương pháp trị ung thư
Nobel Y học 2018 thuộc về Mỹ- Nhật Bản với phương pháp trị ung thư

VOV.VN - Nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đoạt giải Nobel Y học 2018 đã phát hiện ra cơ chế giải phóng các tế bào miễn dịch để chúng có thể tấn công tế bào ung thư.

Nobel Y học 2018 thuộc về Mỹ- Nhật Bản với phương pháp trị ung thư

Nobel Y học 2018 thuộc về Mỹ- Nhật Bản với phương pháp trị ung thư

VOV.VN - Nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đoạt giải Nobel Y học 2018 đã phát hiện ra cơ chế giải phóng các tế bào miễn dịch để chúng có thể tấn công tế bào ung thư.

Trung Quốc khôi phục lệnh cấm dùng sừng tê giác và xương hổ trong y học
Trung Quốc khôi phục lệnh cấm dùng sừng tê giác và xương hổ trong y học

VOV.VN - Trước sức ép từ các tổ chức môi trường, chính phủ Trung Quốc tuyên bố tạm thời khôi phục lệnh cấm sử dụng sừng tê giác và xương hổ trong y học.

Trung Quốc khôi phục lệnh cấm dùng sừng tê giác và xương hổ trong y học

Trung Quốc khôi phục lệnh cấm dùng sừng tê giác và xương hổ trong y học

VOV.VN - Trước sức ép từ các tổ chức môi trường, chính phủ Trung Quốc tuyên bố tạm thời khôi phục lệnh cấm sử dụng sừng tê giác và xương hổ trong y học.