NATO chia rẽ về lộ trình kết nạp Ukraine

VOV.VN - Sau khi kết nạp thành viên thứ 31 là Phần Lan, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục đàm phán về lộ trình kết nạp Ukraine. Đây là một vấn đề gây chia rẽ giữa các nước thành viên, bất chấp sự ủng hộ quân sự mạnh mẽ mà liên minh quân sự này dành cho quốc gia Đông Âu.

Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần này cảnh báo ông sẽ chỉ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 nếu nhận được một lộ trình cụ thể hoặc các bước tăng cường để trở thành thành viên NATO. Điều này có nghĩa là các nước thành viên sẽ không còn nhiều thời gian đề đàm phán những cam kết chính trị có thể dành cho Ukraine.

Theo New York Times, Mỹ, Đức và Pháp tới nay vẫn phản đối sức ép từ các đồng minh Trung và Đông Âu để đưa ra bất kỳ lộ trình cụ thể nào về việc kết nạp Ukraine. Lý do là tư cách thành viên không phải là một lựa chọn ngắn hạn và không thể có được các cuộc thảo luận chất lượng trong thời kỳ xung đột. Đây cũng là một trọng tâm của cuộc họp các ngoại trưởng NATO diễn ra hôm 5/4 ở Brussels và cuộc họp trước đó tại Bucharest vào tháng 11/2022.

Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022. Nước này muốn nhận được một số đảm bảo an ninh cụ thể của NATO một khi xung đột với Nga chấm dứt. Một số nước láng giềng của Ukraine đang thúc đẩy con đường trở thành thành viên đầy đủ của Ukraine, trong đó có Ba Lan, một trụ cột ở sườn phía Đông của NATO.

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Warsaw, Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Andrzej Duda cho việc nhanh chóng gia nhập NATO: "Để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tới, chúng tôi đang cố gắng đạt được những đảm bảo an ninh bổ sung nhằm củng cố tiềm năng quân sự của Ukraine. Đây sẽ là một sự hỗ trợ tinh thần rất quan trọng cho Ukraine. Tôi thực sự tin rằng những đảm bảo như vậy sẽ có tác dụng đối với Ukraine như một sự khởi đầu đối với nỗ lực trở thành thành viên đầy đủ của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương trong tương lai.”

Năm 2008, các thành viên của khối, trong đó có Mỹ đã cam kết sẽ kết nạp Ukraine, nhưng không đưa ra thời điểm cụ thể. Khi được hỏi liệu một số đề xuất về tư cách thành viên của Ukraine có thể được đưa ra tại cuộc họp vào tháng 7 tới hay không, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, điều quan trọng hơn cả là tập trung vào những bước đi thiết thực để giúp huấn luyện và trang bị cho quân đội Ukraine.

Một lựa chọn đang được xem xét vào lúc này là nâng cấp Ủy ban NATO-Ukraine thành Hội đồng NATO-Ukraine, như đã từng thiết lập với Nga trước đây. Bước đi sẽ nâng cao vị thế của Ukraine với tư cách đối tác của liên minh, giúp nước này tham gia nhiều hơn vào các cuộc họp và tham vấn của NATO./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đằng sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ và NATO về kế hoạch xung đột ở Ukraine
Đằng sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ và NATO về kế hoạch xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Các tài liệu mật tiết lộ kế hoạch bí mật của Mỹ và NATO nhằm tăng cường khả năng cho quân đội Ukraine trước thềm cuộc phản công Nga đã bị đăng tải trên các trang mạng xã hội tuần này, các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Biden cho hay.

Đằng sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ và NATO về kế hoạch xung đột ở Ukraine

Đằng sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ và NATO về kế hoạch xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Các tài liệu mật tiết lộ kế hoạch bí mật của Mỹ và NATO nhằm tăng cường khả năng cho quân đội Ukraine trước thềm cuộc phản công Nga đã bị đăng tải trên các trang mạng xã hội tuần này, các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Biden cho hay.

Hungary không muốn NATO trở thành khối chống Trung Quốc
Hungary không muốn NATO trở thành khối chống Trung Quốc

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto hôm 5/4 cho biết, Hungary không muốn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở thành khối chống Trung Quốc.

Hungary không muốn NATO trở thành khối chống Trung Quốc

Hungary không muốn NATO trở thành khối chống Trung Quốc

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto hôm 5/4 cho biết, Hungary không muốn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở thành khối chống Trung Quốc.

Phản ứng của quốc tế sau khi Phần Lan trở thành thành viên NATO
Phản ứng của quốc tế sau khi Phần Lan trở thành thành viên NATO

VOV.VN - Tối 4/4 (theo giờ Việt Nam), Phần Lan chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong những giờ qua, dư luận quốc tế đã có những phản ứng trái chiều quanh sự kiện lịch sử này.

Phản ứng của quốc tế sau khi Phần Lan trở thành thành viên NATO

Phản ứng của quốc tế sau khi Phần Lan trở thành thành viên NATO

VOV.VN - Tối 4/4 (theo giờ Việt Nam), Phần Lan chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong những giờ qua, dư luận quốc tế đã có những phản ứng trái chiều quanh sự kiện lịch sử này.

Nga giăng bẫy tử thần để phục kích máy bay tiêm kích Ukraine
Nga giăng bẫy tử thần để phục kích máy bay tiêm kích Ukraine

VOV.VN - Chính các phi công Ukraine xác nhận, lực lượng không quân Nga thường xuyên thay đổi chiến thuật và giăng nhiều bẫy nguy hiểm trên bầu trời để đón đánh máy bay của Ukraine.

Nga giăng bẫy tử thần để phục kích máy bay tiêm kích Ukraine

Nga giăng bẫy tử thần để phục kích máy bay tiêm kích Ukraine

VOV.VN - Chính các phi công Ukraine xác nhận, lực lượng không quân Nga thường xuyên thay đổi chiến thuật và giăng nhiều bẫy nguy hiểm trên bầu trời để đón đánh máy bay của Ukraine.

Sức mạnh khủng khiếp của hỏa thần Solntsepyok vừa được trao cho lính dù Nga
Sức mạnh khủng khiếp của hỏa thần Solntsepyok vừa được trao cho lính dù Nga

VOV.VN - Lực lượng lính dù Nga đã tiếp nhận vũ khí lợi hại - hỏa thần nhiệt áp Solntsepyok, với hỏa lực cực mạnh để triển khai trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine. Khi vũ khí này khai hỏa dồn dập, khói lửa trùm kín mục tiêu.

Sức mạnh khủng khiếp của hỏa thần Solntsepyok vừa được trao cho lính dù Nga

Sức mạnh khủng khiếp của hỏa thần Solntsepyok vừa được trao cho lính dù Nga

VOV.VN - Lực lượng lính dù Nga đã tiếp nhận vũ khí lợi hại - hỏa thần nhiệt áp Solntsepyok, với hỏa lực cực mạnh để triển khai trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine. Khi vũ khí này khai hỏa dồn dập, khói lửa trùm kín mục tiêu.

Điện Kremlin: Nga có quyền sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa
Điện Kremlin: Nga có quyền sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa

VOV.VN - Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov, hôm 3/4 nói với báo giới rằng những diễn biến dữ dội quanh Nga đã khiến nước này cần phải sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa.

Điện Kremlin: Nga có quyền sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa

Điện Kremlin: Nga có quyền sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa

VOV.VN - Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov, hôm 3/4 nói với báo giới rằng những diễn biến dữ dội quanh Nga đã khiến nước này cần phải sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa.

Ông chủ Wagner: Nga đã chiếm được Bakhmut trong xung đột Ukraine
Ông chủ Wagner: Nga đã chiếm được Bakhmut trong xung đột Ukraine

VOV.VN - Yevgeny Prigozhin - sáng lập viên của công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga, vừa cho biết họ đã chiếm được thành phố Bakhmut (phía Nga gọi là Artyomovsk) và quốc kỳ Nga đã được treo ở đây.

Ông chủ Wagner: Nga đã chiếm được Bakhmut trong xung đột Ukraine

Ông chủ Wagner: Nga đã chiếm được Bakhmut trong xung đột Ukraine

VOV.VN - Yevgeny Prigozhin - sáng lập viên của công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga, vừa cho biết họ đã chiếm được thành phố Bakhmut (phía Nga gọi là Artyomovsk) và quốc kỳ Nga đã được treo ở đây.

Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử
Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử

VOV.VN - Trước đó chưa có cuộc chiến nào sử dụng và thử nghiệm nhiều công nghệ tiên tiến như cuộc xung đột quân sự hiện nay giữa Ukraine và Nga.

Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử

Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử

VOV.VN - Trước đó chưa có cuộc chiến nào sử dụng và thử nghiệm nhiều công nghệ tiên tiến như cuộc xung đột quân sự hiện nay giữa Ukraine và Nga.