Ngoại giao khoa học biển - Công cụ quan trọng giảm căng thẳng, xây dựng Biển Đông hòa bình

VOV.VN - PGS. TS Nguyễn Chu Hồi - Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 nhấn mạnh, ngoại giao khoa học biển là công cụ hòa bình để giảm căng thẳng và bảo vệ các lợi ích chung ở Biển Đông.

Biển Đông có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, giàu tài nguyên thiên nhiên và bao gồm những lợi ích xen kẽ. Vì vậy, Biển Đông chứa đựng những tranh chấp trên biển phức tạp và kéo dài mặc dù các bên đều nỗ lực giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, nếu không được giải quyết, căng thẳng có thể hủy hoại lòng tin chiến lược trong khu vực, đặt hòa bình, sự hợp tác và phát triển gặp rủi ro. Giữa bối cảnh này, việc nâng cao hợp tác khoa học biển ở Biển Đông có ý nghĩa cấp bách.

Việc này đòi hỏi sự tăng cường hợp tác, chia sẻ và giảm căng thẳng giữa bối cảnh ngoại giao khoa học biển (marine science diplomacy) được coi là một công cụ hòa bình để xây dựng lòng tin, góp phần vào làm giảm căng thẳng, ứng phó với rủi ro và bảo vệ các lợi ích chung ở Biển Đông. Sự hợp tác khoa học biển ở Biển Đông được xác định là vấn đề ít nhạy cảm hơn, được khuyến khích trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển.

Vấn đề này cũng được thông qua trong Tuyên bố về ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC), đã được chính phủ các nước thành viên ASEAN và chính phủ Trung Quốc ký kết. Điều 6 của DOC nhấn mạnh, trong khi chờ đợi một sự dàn xếp toàn diện và bền vững những tranh chấp, các bên liên quan có thể tìm kiếm hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác, trong đó có nghiên cứu khoa học biển (khoản b).

Dù vậy, sự hợp tác khoa học đang đối mặt với những khó khăn và thách thức căn bản như: Sự khác biệt về nhận thức chung và ý chí chính trị của các bên; Thiếu cơ chế khu vực để thúc đẩy hợp tác về khoa học biển; Sự không rõ ràng trong mục đích dân sự và quân sự của các nghiên cứu trên biển; Việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết, trong đó có sự hợp tác về khoa học biển vẫn hạn chế...

Để thúc đẩy sự hợp tác khoa học biển ở Biển Đông và thúc đẩy vai trò chủ động, trách nhiệm của các nước tiên tiến trong khoa học biển, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc hợp tác sau: bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp khu vực và quốc tế, trong đó có UNCLOS, góp phần vào duy trì các vùng biển hòa bình và thịnh vượng.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi đề xuất một số giải pháp cụ thể gồm:

- Phát triển các tổ chức khu vực ở Biển Đông để đưa ra tham vấn, hợp tác và thúc đẩy hợp tác khoa học biển vì lợi ích chung của các bên, góp phần thực hiện UNCLOS và DOC.

- Thiết lập và vận hành cơ chế khu vực để thúc đẩy sự hợp tác thực chất và hiệu quả qua "Ngoại giao Khoa học Biển", tạo điều kiện cho các sáng kiến nhằm giải quyết các hành vi vi phạm liên quan đến điều gọi là "các cuộc điều tra khoa học biển".

- Xen kẽ Mục tiêu Phát triển Bền vững 14 về biển đảo vào các chương trình và dự án hợp tác khoa học biển ở Biển Đông.

- Cải thiện vai trò của Tiểu ban IOC khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC/WESTPAC) trong việc ủng hộ sự hợp tác ở Biển Đông.

- Thực hiện thành công hợp tác khoa học biển nhằm xây dựng Biển Đông hòa bình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vị trí của ASEAN với vấn đề Biển Đông khi cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng tăng nhiệt
Vị trí của ASEAN với vấn đề Biển Đông khi cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng tăng nhiệt

VOV.VN - Ông Sujan Chinoy, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Nhật Bản, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar, New Delhi nhận định, việc lấy ASEAN làm trung tâm không chỉ là triết lý chung chung mà còn là thực tế địa lý khi các nước ASEAN nằm giữa 2 đại dương lớn.

Vị trí của ASEAN với vấn đề Biển Đông khi cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng tăng nhiệt

Vị trí của ASEAN với vấn đề Biển Đông khi cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng tăng nhiệt

VOV.VN - Ông Sujan Chinoy, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Nhật Bản, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar, New Delhi nhận định, việc lấy ASEAN làm trung tâm không chỉ là triết lý chung chung mà còn là thực tế địa lý khi các nước ASEAN nằm giữa 2 đại dương lớn.

Tần suất hoạt động của máy bay NATO tăng gấp đôi ở biên giới Belarus
Tần suất hoạt động của máy bay NATO tăng gấp đôi ở biên giới Belarus

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Belarus ngày 18/11 cho biết, hoạt động của máy bay trinh sát và chiến đấu của NATO dọc theo biên giới của Belarus đã gia tăng đáng kể thời gian gần đây.

Tần suất hoạt động của máy bay NATO tăng gấp đôi ở biên giới Belarus

Tần suất hoạt động của máy bay NATO tăng gấp đôi ở biên giới Belarus

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Belarus ngày 18/11 cho biết, hoạt động của máy bay trinh sát và chiến đấu của NATO dọc theo biên giới của Belarus đã gia tăng đáng kể thời gian gần đây.

Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận nhưng vẫn không từ bỏ tham vọng “độc chiếm Biển Đông”
Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận nhưng vẫn không từ bỏ tham vọng “độc chiếm Biển Đông”

VOV.VN - Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Australia cho rằng mặc dù thay đổi cách tiếp cận nhưng tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc không thay đổi, đồng thời đề cao sức mạnh đoàn kết và tiếng nói chung của ASEAN giữa lúc cạnh tranh Mỹ - Trung gia tăng.

Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận nhưng vẫn không từ bỏ tham vọng “độc chiếm Biển Đông”

Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận nhưng vẫn không từ bỏ tham vọng “độc chiếm Biển Đông”

VOV.VN - Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Australia cho rằng mặc dù thay đổi cách tiếp cận nhưng tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc không thay đổi, đồng thời đề cao sức mạnh đoàn kết và tiếng nói chung của ASEAN giữa lúc cạnh tranh Mỹ - Trung gia tăng.