Sôi động chương trình Festival sinh viên

VOV.VN - Hôm nay (18/11), Festival sinh viên Đại học Thủ đô Hà Nội năm 2023 đã được tổ chức với chủ đề “Tự hào Trường Đại học Thủ đô Hà Nội – Nơi chắp cánh ước mơ”.

Đây là một trong chuỗi các hoạt động chào mừng 65 năm ngày Truyền thống Nhà trường (6/1/1959 – 6/1/2024); 10 năm ngày Thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội  (31/12/2014 – 31/12/2024).

Phát biểu tại Chương trình Festival sinh viên 2023, PGS. TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Hiệu trưởng trường Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết: "Chương trình Festival sinh viên 2023 chính là món quà tinh thần to lớn, thể hiện sức trẻ, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ thể hiện khát vọng, tình yêu, lòng trân trọng, tự hào đối với các thế hệ của nhà trường. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên, trở thành sân chơi lành mạnh, góp phần vun đắp niềm đam mê nghệ thuật, tình yêu quê hương đất nước, con người và mái trường cho sinh viên. Đồng thời, đây cũng là dịp thể hiện năng lực nghiệp vụ ngành và tài năng, giúp sinh viên thêm vững vàng về nghiệp vụ cũng như các hoạt động xã hội, chuẩn bị hành trang khi đi làm".

Tham dự Festival có 8 đội thi. Các đội thi trải qua 3 nội dung: “Lời chào sinh viên”, “Tài năng sinh viên” (tại hội trường) và “Nhảy dân vũ” (tại sân khấu ngoài trời). Trong đó, phần thi “Lời chào sinh viên” diễn ra trong khoảng thời gian từ 5-7 phút, nêu lên được tên đơn vị, các ngành đào tạo, những hoạt động nổi bật và thông điệp của khoa đào tạo. Phần thi này khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện chương trình. Với trí tưởng tượng phong phú, thông minh, sáng tạo và dí dỏm, các đội đã khéo léo giới thiệu thông tin về khoa và các mã ngành đào tạo đồng thời mang đến những tiếng cười sảng khoái và thú vị cho người xem. 

Phần thi “Tài năng sinh viên”, các đội thi đã lựa chọn nhiều tiết mục biểu diễn mang tính nghệ thuật, sáng tạo phong phú, có bố cục hợp lý, kịch bản xuyên suốt, trang phục phù hợp. Thể hiện được công tác nghiệp vụ của ngành đang đào tạo trong khoa đồng thời có thể lồng ghép các kỹ năng mềm và những tài năng của sinh viên. Nội dung của phần thi này thể hiện tình cảm tri ân đối với thầy cô, mái trường mang tên Đại học Thủ đô Hà Nội và những khát vọng, hoài bão cũng như những thành tích của sinh viên, của đơn vị đào tạo.

Khuấy động sân khấu ngoài trời chính là phần thi “Nhảy dân vũ” với chủ đề “Tôi yêu Hà Nội”. Các đội thi biểu diễn màn nhảy dân vũ (truyền thống hoặc hiện đại) trên nền nhạc ca khúc về Hà Nội có nội dung thể hiện tình yêu, niềm tự hào đối với Thủ đô Hà Nội cùng với những khát vọng, mong muốn và hành động vì một Thủ đô Anh hùng – Thành phố vì hòa bình.

Chung cuộc, về giải toàn đoàn, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho khoa Sư phạm; giải Nhì: khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa Văn hóa - Du lịch; giải Ba: khoa Kinh tế và Đô thị; khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; khoa Ngoại ngữ, khoa Khoa học Thể thao và Sức khoẻ; Trung tâm Phát triển nghề nghiệp trên cơ sở cộng tổng số điểm các đội đạt được ở tất cả các nội dung thi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023

VOV.VN - Sáng nay (18/11), tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023, chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023

VOV.VN - Sáng nay (18/11), tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023, chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2.

Cô giáo khuyết tật hơn 20 năm giúp đỡ trẻ tái hoà nhập
Cô giáo khuyết tật hơn 20 năm giúp đỡ trẻ tái hoà nhập

VOV.VN - Chỉ với một cánh tay, hơn 26 năm nay, cô giáo Võ Thị Tuyết (56 tuổi) ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật thuộc Sở Giáo dục- Đào tại TP.HCM dành tâm huyết hỗ trợ trẻ em hoà nhập. Từ sự hướng dẫn, chăm sóc của cô Tuyết, rất nhiều trẻ em khiếm khuyết về trí tuệ đã dần hòa nhập, đến gần hơn với cộng đồng, gia đình.

Cô giáo khuyết tật hơn 20 năm giúp đỡ trẻ tái hoà nhập

Cô giáo khuyết tật hơn 20 năm giúp đỡ trẻ tái hoà nhập

VOV.VN - Chỉ với một cánh tay, hơn 26 năm nay, cô giáo Võ Thị Tuyết (56 tuổi) ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật thuộc Sở Giáo dục- Đào tại TP.HCM dành tâm huyết hỗ trợ trẻ em hoà nhập. Từ sự hướng dẫn, chăm sóc của cô Tuyết, rất nhiều trẻ em khiếm khuyết về trí tuệ đã dần hòa nhập, đến gần hơn với cộng đồng, gia đình.

Làm gì để nhà giáo không phải bỏ nghề làm công nhân, đi lao động xuất khẩu?
Làm gì để nhà giáo không phải bỏ nghề làm công nhân, đi lao động xuất khẩu?

VOV.VN - Do áp lực của đổi mới và áp lực của cuộc sống, thu nhập không tăng, một bộ phận không nhỏ giáo viên đã nghỉ việc, đi xuất khẩu lao động, đi làm ở các khu công nghiệp, làm tự do...

Làm gì để nhà giáo không phải bỏ nghề làm công nhân, đi lao động xuất khẩu?

Làm gì để nhà giáo không phải bỏ nghề làm công nhân, đi lao động xuất khẩu?

VOV.VN - Do áp lực của đổi mới và áp lực của cuộc sống, thu nhập không tăng, một bộ phận không nhỏ giáo viên đã nghỉ việc, đi xuất khẩu lao động, đi làm ở các khu công nghiệp, làm tự do...

Ngày Nhà giáo ở vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế
Ngày Nhà giáo ở vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã giảm. Ngành giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế yêu cầu các trường tranh thủ nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó, sớm đón học sinh đến học. Dù đã cận kề ngày 20/11 nhưng mọi hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo tạm gác lại. Các thầy, cô giáo vùng lũ tranh thủ lúc trời tạnh ráo, tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt.

Ngày Nhà giáo ở vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế

Ngày Nhà giáo ở vùng rốn lũ Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã giảm. Ngành giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế yêu cầu các trường tranh thủ nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó, sớm đón học sinh đến học. Dù đã cận kề ngày 20/11 nhưng mọi hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo tạm gác lại. Các thầy, cô giáo vùng lũ tranh thủ lúc trời tạnh ráo, tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt.

Trường THCS dân tộc nội trú Lak - nơi trường là nhà, thầy cô là cha mẹ
Trường THCS dân tộc nội trú Lak - nơi trường là nhà, thầy cô là cha mẹ

VOV.VN - Suốt 20 năm qua, các thế hệ thầy cô Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Lăk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk không chỉ là những giáo viên đơn thuần mà còn như người cha, người mẹ, người bạn thứ hai giúp các em học sinh dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tiếp nhận trí thức, từng bước tự tin hướng đến tương lai. 

Trường THCS dân tộc nội trú Lak - nơi trường là nhà, thầy cô là cha mẹ

Trường THCS dân tộc nội trú Lak - nơi trường là nhà, thầy cô là cha mẹ

VOV.VN - Suốt 20 năm qua, các thế hệ thầy cô Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Lăk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk không chỉ là những giáo viên đơn thuần mà còn như người cha, người mẹ, người bạn thứ hai giúp các em học sinh dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tiếp nhận trí thức, từng bước tự tin hướng đến tương lai.