Ngoại trưởng Philippines cảnh báo hậu quả nếu chối bỏ phán quyết Biển Đông của PCA

VOV.VN - Các nhà ngoại giao Philippines đã cảnh báo hậu quả nếu ông Duterte “phớt lờ” phán quyết PCA về Biển Đông để thực hiện hoạt động kinh tế với Trun g Quốc.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario ngày 11/9 cho biết, chính phủ Philippines không cần gạt sang một bên phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) để tiến hành hoạt động thăm dò chung với Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario. Ảnh: Rappler.

Ông Albert del Rosario đưa ra tuyên bố này sau khi Tổng thống Philippines thông báo chính phủ sẽ “lờ đi” phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông năm 2016, để thực hiện thăm dò dầu khí chung với Bắc Kinh.

“Chúng tôi muốn nhắc nhở Tổng thống rằng, để tiến hành một hoạt động kinh tế tại vùng EEZ của chúng ta, không cần thiết phải gạt sang một bên phán quyết của Tòa Trọng tài và bỏ qua Hiến pháp”.

Trích dẫn đề xuất của Phó chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio, ông Rosario giải thích, hoạt động thăm dò chung giữa hai nước ở Biển Đông sẽ “hợp hiến và nhất quán” với phán quyết của Tòa trọng tài nếu Trung Quốc có thể ký hợp đồng dịch vụ với Philippines với tỷ lệ phân chia doanh thu 60-40, trong đó Philippines nhận phần nhiều hơn.

“Nếu một thỏa thuận hợp đồng dịch vụ được đưa ra, theo đó công ty Trung Quốc tham gia với tư cách là chủ sở hữu cổ phần hoặc nhà thầu phụ, thì Tổng thống sẽ vẫn thể hiện được sự trung thành với hiến pháp và phán quyết của tòa. Theo cách này, Tổng thống sẽ không quay lưng lại với cam kết với người dân Philippines ông đã đưa ra vào tháng 10/2016 khi ông bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc và Brunei”.

Lời cảnh báo đối với chính quyền Tổng thống Duterte

Ông Albert del Rosario viện dẫn kết quả cuộc khảo sát mới đây của SWS (Social Weather Stations – tổ chức nghiên cứ xã hội độc lập của Philippines) cho biết, 87% số người được hỏi đều nhất trí quan điểm, chính phủ nên khẳng định chủ quyền tại Biển Đông.  Ông Albert del Rosario nhấn mạnh: “Vì lợi ích của đất nước chúng ta, chính phủ phải lắng nghe người dân”.

Ông nói thêm:“87% người Philippines đều cho rằng các quan chức Philippines nên bắt giữ và truy tố ngư dân Trung Quốc đã gây ra sự hủy hoại các nguồn tài nguyên biển ở Biển Đông”.

“Chúng ta thường xuyên phải chứng kiến các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc, bao gồm ngăn cản ngư dân Philippines đánh bắt tại bãi cạn Scarborough và tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ngăn chặn Philippines phát triển các nguồn tài nguyên, phá hủy môi trường biển, xây dựng các căn cứ quân sự và đối đầu với nhà lãnh đạo của chúng ta bằng lời đe dọa chiến tranh”.

Ông Albert del Rosario khẳng định: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo toàn lãnh thổ quốc gia, trong đó có EEZ, có giá trị hơn nhiều so với hoạt động kinh tế sắp được tiến hành tại khu vực này. Khả năng hoạt động kinh tế tại EEZ vẫn luôn ở đó. Nhưng nếu chúng ta mất EEZ, chúng ta sẽ mất nó mãi mãi”.

Ông nhấn mạnh: “Vùng EEZ của Philippines không thuộc về Trung Quốc, nó thuộc về người Philippines, con cái chúng ta và các thế hệ người Philippines chưa được sinh ra. Theo quy định của Hiến pháp và là vấn đề danh dự quốc gia, người Philippines có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn quyền lợi của đất nước mình".

Cùng chung quan điểm này, trả lời phỏng vấn hãng tin ANC, Ngoại trưởng đương nhiệm Philippines Teodoro Locsin Jr. nhấn mạnh, phán quyết của tòa trọng tài quốc tế đã “vượt lên trên sự thỏa hiệp”, và do vậy không thể gạt sang một bên. “Nếu anh muốn từ bỏ nó, anh có thể từ bỏ nhưng sẽ phải lãnh hậu quả”, ông Locsin Jr nêu rõ, đồng thời cho biết thêm đây là phán quyết cuối cùng, mang tính ràng buộc tại tòa án quốc tế.

Tháng 11/2018, Philippines và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển dầu khí. Dự án chung về phát triển các nguồn tài nguyên tại Biển Đông là một trong những chủ đề được Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình thảo luận trong cuộc gặp song phương tại Bắc Kinh vào tháng 8/2019.

Tại cuộc gặp hai nhà lãnh đạo nhất trí thành lập các ủy ban có nhiệm vụ thảo luận cách thức để thực thi biên bản ghi nhớ này. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ không công nhận phán quyết của tòa trọng tài. Trước đó, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Sta. Romana cho biết, ông Duterte muốn thúc đẩy sự phát triển chung được đề xuất ở Biển Đông để đảm bảo rằng Philippines sẽ có đủ nguồn cung cấp điện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines sẵn sàng cùng Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông
Philippines sẵn sàng cùng Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông

VOV.VN - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 30/8 đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Duterte tại Bắc Kinh, trong đó có nhắc tới vấn đề Biển Đông.

Philippines sẵn sàng cùng Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông

Philippines sẵn sàng cùng Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông

VOV.VN - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 30/8 đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Duterte tại Bắc Kinh, trong đó có nhắc tới vấn đề Biển Đông.

Dư luận Philippines đòi Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết Biển Đông
Dư luận Philippines đòi Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết Biển Đông

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nói rằng Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài về vấn đề Biển Đông.

Dư luận Philippines đòi Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết Biển Đông

Dư luận Philippines đòi Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết Biển Đông

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nói rằng Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài về vấn đề Biển Đông.

Báo Ấn Độ chỉ trích hành động 'bắt nạt' của Trung Quốc ở Biển Đông
Báo Ấn Độ chỉ trích hành động 'bắt nạt' của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Theo báo Ấn Độ, Trung Quốc đang thể hiện rõ ràng hành vi bắt nạt ở Biển Đông và những động thái này chắc chắn sẽ mang lại hậu quả.

Báo Ấn Độ chỉ trích hành động 'bắt nạt' của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Ấn Độ chỉ trích hành động 'bắt nạt' của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Theo báo Ấn Độ, Trung Quốc đang thể hiện rõ ràng hành vi bắt nạt ở Biển Đông và những động thái này chắc chắn sẽ mang lại hậu quả.