Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần đầu tiên đề cập đến thỏa thuận AUKUS

VOV.VN - Phát biểu tại Đối thoại chiến lược cấp cao Trung Quốc - EU lần thứ 11 tổ chức hôm qua (28/9), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần đầu tiên đưa ra các đánh giá về thỏa thuận AUKUS.

Đối thoại chiến lược cấp cao lần thứ 11 giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) diễn ra bằng hình thức trực tuyến dưới sự đồng chủ trì của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Đại diện Cấp cao về Chính sách Đối ngoại và An ninh của EU Josep Borrell.

Đề cập đến thỏa thuận an ninh AUKUS, ông Vương Nghị cho rằng, việc Mỹ, Anh và Australia thiết lập quan hệ đối tác an ninh 3 bên và có kế hoạch triển khai hợp tác về tàu ngầm hạt nhân “tiềm ẩn 3 nguy cơ” đối với hòa bình, ổn định ở khu vực và trật tự quốc tế, bao gồm làm gia tăng căng thẳng địa chính trị và dẫn đến nguy cơ Chiến tranh Lạnh quay trở lại, chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí hạt nhân. Ông kêu gọi 3 nước “thuận theo xu hướng thời đại, thay đổi hướng đi và đóng vai trò xây dựng cho hòa bình ổn định khu vực”.

Vòng đối thoại lần này giữa Trung Quốc và EU diễn ra trong một thời điểm được cho là khá “nhạy cảm”, với việc thành lập AUKUS nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Thủ tướng Đức Merkel, người luôn ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và EU, rời khỏi chính trường Đức.

Phát biểu tại cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi hai bên tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi gác lại bất đồng, mở rộng hợp tác, giảm bớt đối đầu, duy trì trật tự quốc tế dựa trên Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, hợp tác ứng phó với các thách thức chung như đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.

Ông mong muốn Trung Quốc và EU củng cố xu thế đối thoại tiếp xúc thời gian gần đây nhằm tăng cường tin cậy chính trị và kiểm soát ổn thỏa bất đồng, đóng góp vào việc đối phó với những thách thức toàn cầu. Ông cũng kêu gọi hai bên thúc đẩy quan hệ đối tác xanh và kỹ thuật số giữa Trung Quốc - EU ngày càng sâu sắc và hiệu quả, đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực vaccine, thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ, tài chính, năng lượng và nông nghiệp.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Borrell đã tái khẳng định, Trung Quốc là đối tác chiến lược quan trọng với mối quan hệ chín chắn, nhiều mặt và không đối đầu của EU, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc chặt chẽ và thông suốt giữa hai bên.

Được biết, tại đối thoại lần này, Trung Quốc và EU cũng đã đi sâu trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm như Afghanistan, Myanmar và không phổ biến vũ khí hạt nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

AUKUS có trở thành cơn ác mộng của Trung Quốc?
AUKUS có trở thành cơn ác mộng của Trung Quốc?

VOV.VN - Hiệp định AUKUS sẽ giúp Australia trở thành quốc gia phi hạt nhân duy nhất sở hữu tàu ngầm hạt nhân và điều này đã khiến Trung Quốc lo ngại.

AUKUS có trở thành cơn ác mộng của Trung Quốc?

AUKUS có trở thành cơn ác mộng của Trung Quốc?

VOV.VN - Hiệp định AUKUS sẽ giúp Australia trở thành quốc gia phi hạt nhân duy nhất sở hữu tàu ngầm hạt nhân và điều này đã khiến Trung Quốc lo ngại.

AUKUS ra đời, Ấn Độ rơi vào thế kẹt giữa Pháp và Nga
AUKUS ra đời, Ấn Độ rơi vào thế kẹt giữa Pháp và Nga

VOV.VN - Pháp và Ấn Độ không có khả năng xảy ra bất kỳ rạn nứt nghiêm trọng nào trong quan hệ của họ với Mỹ, chẳng hạn như rời Pháp rời NATO và Ấn Độ rời Bộ Tứ, nhưng mối quan hệ của họ với Mỹ sẽ không như cũ do AUKUS.

AUKUS ra đời, Ấn Độ rơi vào thế kẹt giữa Pháp và Nga

AUKUS ra đời, Ấn Độ rơi vào thế kẹt giữa Pháp và Nga

VOV.VN - Pháp và Ấn Độ không có khả năng xảy ra bất kỳ rạn nứt nghiêm trọng nào trong quan hệ của họ với Mỹ, chẳng hạn như rời Pháp rời NATO và Ấn Độ rời Bộ Tứ, nhưng mối quan hệ của họ với Mỹ sẽ không như cũ do AUKUS.