Nhà sáng lập Yoga Bikram bị phạt 6,5 triệu USD vì tội quấy rối phụ nữ

VOV.VN- Nhà sáng lập chuỗi cơ sở tập luyện Yoga Bikram nổi tiếng Choudhury ngày 26/1 đã bị tòa án Mỹ phạt gần 6,5 triệu USD vì tội quấy rối phụ nữ.

Theo AFP, nữ luật sư làm việc cho Bikram Choudhury đã kiện ông này vì những tổn thất mà ông gây ra cho cô sau khi cô lên tiếng tố cáo ông quấy rối nhiều phụ nữ khác.

Sau 2 giờ xét xử, bồi thẩm đoàn tại Tòa án Los Angeles đã yêu cầu Choudhury phải chịu phạt số tiền lên tến 6,47 triệu USD vì những tổn thất do ông gây ra.

Trụ sở chuỗi cơ sở tập luyện Yoga Bikram tại California. Ảnh AFP

Ngoài ra, bồi thẩm đoàn cũng ra phán quyết buộc Choudhury phải đền bù cho nữ luật sư Minakshi Jafa-Bodden 1 triệu USD sau khi họ nhận thấy cô cũng bị ông này quấy rối, phân biệt đối xử và có hành vi trả đũa sau khi bị kiện.

Nữ luật sư Jafa-Bodden đã mỉm cười sau khi phán quyết được đưa ra trong khi Choudhury ngồi bất động còn luật sư của ông là Robert Tafoya không đưa ra bình luận gì.

Luật sư của Jafa-Bodden, Mark Quigley tuyên bố sau phiên xét xử rằng, Choudhury “nghĩ là ông ta có thể muốn làm gì thì làm”.

Chuỗi cơ sở tập luyện của Choudhury gần đây có dấu hiệu sa sút khi ông này muốn mở rộng các cơ sở của mình. Tại phiên xét xử, Choudhury cho biết trong 3 năm qua ông không kiếm được nhiều tiền và suýt bị phá sản.

Trước đó, Choudhury, 69 tuổi đến từ Ấn Độ, được cho là kiếm được rất nhiều tiền sau khi mở chuỗi cơ sở tập luyện tại California.

Cũng tại tòa, Choudhury cho biết, dù được đồn đoán là sở hữu một gara có tới 30-40 xe hơi đắt tiền nhưng thực chất trong đó chỉ là những bộ phận cũ của nhiều loại xe khác nhau mà ông dự định sẽ trao tặng cho nhà nước và các tổ chức từ thiện.

Trong khi đó, luật sư của Choudhury, Robert Tafoya cho biết, nữ luật sư Jafa-Bodden, người đâm đơn kiện thân chủ của ông vào năm 2013, bị sa thải vì cô không có giấy phép hành nghề tại California./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức thay đổi quan điểm về người tị nạn?
Sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức thay đổi quan điểm về người tị nạn?

VOV.VN - Từ một quốc gia chủ trương “mở rộng vòng tay” đối với người tị nạn vào châu Âu, Đức đã bắt đầu thay đổi quan điểm trước làn sóng ngày càng tăng ở Đức.

Sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức thay đổi quan điểm về người tị nạn?

Sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức thay đổi quan điểm về người tị nạn?

VOV.VN - Từ một quốc gia chủ trương “mở rộng vòng tay” đối với người tị nạn vào châu Âu, Đức đã bắt đầu thay đổi quan điểm trước làn sóng ngày càng tăng ở Đức.

Vụ quấy rối phụ nữ tại Đức: Sốc văn hóa tại vùng đất hứa
Vụ quấy rối phụ nữ tại Đức: Sốc văn hóa tại vùng đất hứa

VOV.VN - Một số người tị nạn đã thích ứng rất nhanh, nhưng một số người khác dường như đang bị “sốc văn hóa” tại nơi mà họ vừa đến.

Vụ quấy rối phụ nữ tại Đức: Sốc văn hóa tại vùng đất hứa

Vụ quấy rối phụ nữ tại Đức: Sốc văn hóa tại vùng đất hứa

VOV.VN - Một số người tị nạn đã thích ứng rất nhanh, nhưng một số người khác dường như đang bị “sốc văn hóa” tại nơi mà họ vừa đến.

90 phụ nữ Đức tố cáo bị 1.000 gã đàn ông cưỡng hiếp, quấy rối
90 phụ nữ Đức tố cáo bị 1.000 gã đàn ông cưỡng hiếp, quấy rối

Khoảng 1.000 gã đàn ông được mô tả là “gốc Arab và Bắc Phi” bị tố cáo đã thực hiện hàng loạt các vụ tấn công tình dục tại Cologne. 

90 phụ nữ Đức tố cáo bị 1.000 gã đàn ông cưỡng hiếp, quấy rối

90 phụ nữ Đức tố cáo bị 1.000 gã đàn ông cưỡng hiếp, quấy rối

Khoảng 1.000 gã đàn ông được mô tả là “gốc Arab và Bắc Phi” bị tố cáo đã thực hiện hàng loạt các vụ tấn công tình dục tại Cologne. 

Châu Âu căng thẳng vì người nhập cư sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức
Châu Âu căng thẳng vì người nhập cư sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức

VOV.VN - Ngay tại Đức, quốc gia được coi là “thân thiện nhất” với người nhập cư, áp lực cũng buộc Chính phủ Đức phải có cách tiếp cận cứng rắn hơn.

Châu Âu căng thẳng vì người nhập cư sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức

Châu Âu căng thẳng vì người nhập cư sau vụ quấy rối tại Cologne, Đức

VOV.VN - Ngay tại Đức, quốc gia được coi là “thân thiện nhất” với người nhập cư, áp lực cũng buộc Chính phủ Đức phải có cách tiếp cận cứng rắn hơn.