Nhật Bản hy vọng Iran tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN -Thủ tướng Nhật Bản Abe cho rằng, việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân là điều cần thiết, đồng thời kêu gọi Iran kiềm chế trước những căng thẳng hiện nay.

Sáng 16/5, trong cuộc gặp gỡ Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đang ở thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đa bày tỏ sự lo ngại đối với căng thẳng mang tính quân sự giữa Mỹ và Iran ngày càng gia tăng.

Ngoại trưởng Iran Zarif (trái) hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Abe sáng 16/5. Ảnh: PerthNow

Thủ tướng Abe cho rằng việc Iran dừng thực thi một phần thỏa thuận hạt nhân Iran nhằm trả đũa việc cấm vận kinh tế của Mỹ. Tuy nhiên, hiện tại tình hình Trung Đông đang rất căng thẳng. Việc duy trì thực hiện thỏa thuận hạt nhân là điều cần thiết và Iran cũng nên kiềm chế. Thủ tướng Abe hy vọng Iran sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran.

Ngoại trưởng Zarif cho rằng việc đáp trả Mỹ của Iran không vượt quá phạm vi của thỏa thuận hạt nhân Iran va Iran hy vọng sẽ có những đàm phán ngoại giao để giải quyết vấn đề.

Trước đó, ngày 15/5, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản, ông Taro Kono về căng thẳng đang gia tăng ở Trung Đông.

Tại hội đàm, Ngoại trưởng Kono nhấn mạnh Nhật Bản quan ngại sâu sắc về tình hình tại Trung Đông và Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để làm dịu căng thẳng và tìm cách giải quyết những vấn đề nổi bật.

Ông Kono cũng lưu ý rằng điều thiết yếu là Iran phải thực thi thỏa thuận hạt nhân để có được ổn định ở Trung Đông. Ông cũng đề nghị Iran kiềm chế để tránh leo thang căng thẳng.

Về phần mình, ông Zarif cho biết việc Mỹ leo thang căng thẳng là điều không thể chấp nhận được. Ông nói những hành động đáp trả Mỹ gần đây của Iran là thực hiện quyền của nước này dựa trên khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân. Đồng thời, Iran cũng sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản để xoa dịu tình hình.

Hai Ngoại trưởng khẳng định tiếp tục hợp tác để giải quyết những vấn đề nổi bật, trên cơ sở mối quan hệ lâu dài giữa hai nước.

Xung quanh tình hình Iran, năm 2018, Mỹ đã ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 giữa nhóm P5+1 và Iran. Bước vào năm nay, Iran cũng đã đưa ra lập trường dừng một phần việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran nhằm đối phó với lệnh cấm vận của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ đã cử một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân tới Vịnh Persian. Mặt khác, Saudi Arabia cũng ngày càng bất đồng với Iran khiến tình hình trung đông rơi có thể sẽ căng thẳng thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ đang cô lập Iran hay tự cô lập chính mình?
Mỹ đang cô lập Iran hay tự cô lập chính mình?

VOV.VN - Mỹ đang cô lập Iran hay tự cô lập chính mình khi các đồng minh của Washington từ chối hoặc “giữ khoảng cách” với chính sách Iran của Nhà Trắng?

Mỹ đang cô lập Iran hay tự cô lập chính mình?

Mỹ đang cô lập Iran hay tự cô lập chính mình?

VOV.VN - Mỹ đang cô lập Iran hay tự cô lập chính mình khi các đồng minh của Washington từ chối hoặc “giữ khoảng cách” với chính sách Iran của Nhà Trắng?

Căng thẳng Mỹ-Iran đang biến thành một cuộc “xung đột mở”?
Căng thẳng Mỹ-Iran đang biến thành một cuộc “xung đột mở”?

VOV.VN - Theo giới phân tích, căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Iran sẽ khó leo thang thành xung đột quân sự quy mô lớn, nhưng có thể biến thành cuộc xung đột mở.

Căng thẳng Mỹ-Iran đang biến thành một cuộc “xung đột mở”?

Căng thẳng Mỹ-Iran đang biến thành một cuộc “xung đột mở”?

VOV.VN - Theo giới phân tích, căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Iran sẽ khó leo thang thành xung đột quân sự quy mô lớn, nhưng có thể biến thành cuộc xung đột mở.

Nhật Bản và Iran nhất trí cần phải duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015
Nhật Bản và Iran nhất trí cần phải duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015

VOV.VN - Iran hy vọng rằng Nhật Bản với tư cách là đồng minh thân cận của Mỹ sẽ có các biện pháp thiết thực để duy trì thỏa thuận quốc tế có giá trị này.

Nhật Bản và Iran nhất trí cần phải duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015

Nhật Bản và Iran nhất trí cần phải duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015

VOV.VN - Iran hy vọng rằng Nhật Bản với tư cách là đồng minh thân cận của Mỹ sẽ có các biện pháp thiết thực để duy trì thỏa thuận quốc tế có giá trị này.