Nhật Bản mong muốn mua chung vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Nhật Bản đang tăng cường hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và mua chung vaccine ngừa Covid-19 cùng một số quốc gia và khu vực trên thế giới.

Trong bối cảnh cả thế giới đang dồn sức vào việc nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19, Nhật Bản cũng đang nỗ lực và có những kết quả ban đầu về nghiên cứu vaccine. Tuy nhiên, nước này vẫn thúc đẩy tăng cường hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và mua chung vaccine cùng một số quốc gia và khu vực trên thế giới.

Cuối tháng 7 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã thỏa thuận với một Công ty dược phẩm lớn của Mỹ đồng ý việc đến tháng 6/2021, công ty này sẽ cung cấp vaccine cho 60 triệu người Nhật Bản nếu hãng này bào chế thành công vaccine. Giai đoạn 2 sau đó sẽ  tăng lên gấp đôi với 120 triệu liều.

Bộ y tế Nhật Bản và công ty dược phẩm lớn của Anh cũng đã đạt thỏa thuận về cung cấp hơn 120 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Vaccine này là sản phẩm hiện đang trong giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Brazil và một số nơi khác. Công ty dược phẩm của Anh đặt mục tiêu đưa vaccine vào sử dụng thực tế trước cuối tháng 9. Hãng dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng tại Nhật trong tháng này. Nếu thành công, đến tháng 3/2021, 30 triệu liều vaccine đầu tiên sẽ được Nhật Bản nhập khẩu.

Ngoài hai công ty trên, Nhật Bản dự kiến sẽ xúc tiến thỏa thuận mới về việc đề nghị cung cấp vaccine ngừa Covid-19 đối với một số công ty dược phẩm của các nước khác đang có tiến triển về nghiên cứu vaccine.

Tuy nhiên, phát triển vaccine là một việc khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí. Do đó, việc một quốc gia tập trung nghiên cứu cũng có thể chỉ trong giới hạn. Vì vậy, Nhật Bản đang thảo luận để có thể tham gia cùng một số nước đầu tư, mua chung vaccine.

Đây là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế Gavi đề xướng, có kế hoạch đến năm 2021 sẽ đảm bảo khoảng 2 tỷ liều vaccine chống Covid-19. Theo đó, các nước tham gia sáng kiến này sẽ đóng góp một nguồn kinh phí nhất định, cùng phát triển nghiên cứu vaccine với công ty dược phẩm thuộc tổ chức quốc tế này. Nếu nghiên cứu thành công, nước tham gia sẽ được nhận lượng vaccine tương ứng với khoảng 20% dân số. Hiện tại có 9 chủng loại vaccine trong danh sách được đưa ra để lựa chọn, trong đó có 7 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Để đảm bảo tính công bằng, nguồn kinh phí cũng sẽ được sử dụng vào việc phân phối vaccine cho các nước đang phát triển. Thời gian đăng ký tham gia sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Ngoài Nhật Bản, có 75 quốc gia, khu vực khác mong muốn tham gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch Covid-19 nghiêm trọng, Nhật Bản tính nhập vaccine từ Anh và Mỹ
Dịch Covid-19 nghiêm trọng, Nhật Bản tính nhập vaccine từ Anh và Mỹ

VOV.VN - Lo ngại đà lây nhiễm Covid-19, Nhật Bản tính sẽ nhập vaccine ngừa bệnh này từ Mỹ và Anh.

Dịch Covid-19 nghiêm trọng, Nhật Bản tính nhập vaccine từ Anh và Mỹ

Dịch Covid-19 nghiêm trọng, Nhật Bản tính nhập vaccine từ Anh và Mỹ

VOV.VN - Lo ngại đà lây nhiễm Covid-19, Nhật Bản tính sẽ nhập vaccine ngừa bệnh này từ Mỹ và Anh.

Trung Quốc, Nhật Bản chạy đua sản xuất vaccine chống Covid-19
Trung Quốc, Nhật Bản chạy đua sản xuất vaccine chống Covid-19

VOV.VN - Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua về nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19 với 5 loại vaccine tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.

Trung Quốc, Nhật Bản chạy đua sản xuất vaccine chống Covid-19

Trung Quốc, Nhật Bản chạy đua sản xuất vaccine chống Covid-19

VOV.VN - Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua về nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19 với 5 loại vaccine tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.

Nhật Bản đóng góp 300 triệu USD cho quỹ phát triển vaccine toàn cầu
Nhật Bản đóng góp 300 triệu USD cho quỹ phát triển vaccine toàn cầu

VOV.VN - Nhật Bản ban đầu cam kết viện trợ 100 triệu USD cho GAVI, tuy nhiên sau đó đã quyết định tăng mức đóng góp thêm 200 triệu USD.

Nhật Bản đóng góp 300 triệu USD cho quỹ phát triển vaccine toàn cầu

Nhật Bản đóng góp 300 triệu USD cho quỹ phát triển vaccine toàn cầu

VOV.VN - Nhật Bản ban đầu cam kết viện trợ 100 triệu USD cho GAVI, tuy nhiên sau đó đã quyết định tăng mức đóng góp thêm 200 triệu USD.