Bộ trang phục truyền thống tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ Pà Thẻn

VOV.VN - Triển khai Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Dân tộc Pà Thẻn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa riêng có, độc đáo, trong đó phải kể đến bộ trang phục của phụ nữ.

Từ xa xưa, người Pà Thẻn đã biết trồng bông, dệt vải, thêu, dệt. Đặc biệt  chị em phụ nữ ngay từ tuổi thiếu nữ đã được các bà, các mẹ truyền dạy cách dệt vải, thêu thùa, may trang phục. Vì thế, phụ nữ Pà Thẻn hầu như ai cũng biết dệt vải và may quần áo.

Trang phục phụ nữ Pà Thẻn được làm khá kỳ công, với màu sắc chủ yếu là đỏ, đen, trắng... Để hoàn thành một bộ trang phục váy, áo, khăn phải mất 3 tháng, từ dệt vải, nhuộm, khâu tay, sau đó thêu trang trí họa tiết. Áo có hai loại cơ bản là áo ngắn và áo dài. Áo ngắn xẻ ngực, cổ thấp, màu chàm, cổ làm liền với hai vạt trước. Áo này thường mặc với váy rộng, nhiều nếp gấp, màu chàm. Áo dài là loại xẻ ngực, cổ thấp liền hai vạt trước, khi mặc, vạt phải đè chéo lên vạt trái, phía dưới của vạt phải nhọn xuống tạo thành vạt chính của thân trước. Ống tay và toàn bộ thân áo được thêu trang trí bằng màu sắc sặc sỡ.

Chị Phù Thị Sẽ ở thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Váy áo của chị em Pà Thẻn có rất nhiều loại hoa văn như: hoa văn đầu người, hoa văn đầu  chó, hoa văn hình quả tram. Tôi rất tự hào và yêu trang phục của dân tộc mình, màu đỏ và rực rỡ”.

Phụ nữ Pà Thẻn dùng yếm trước ngực để tạo sự kín đáo, duyên dáng. Yếm có hình vuông, thêu hoa văn màu đỏ, vàng xen lẫn những đường kẻ trắng tôn thêm vẻ sặc sỡ của thân áo ngoài. Hoa văn chủ yếu được tạo ra bằng cách thêu hoặc dệt thủ công, được trang trí bởi nhiều mảng hoa văn cả trên áo và váy. Thêm vào trang phục áo là chiếc dây quấn quanh eo buộc thắt trước bụng tăng thêm vẻ cân đối duyên dáng cho bộ trang phục. Ngoài áo, váy còn có khăn đội đầu xếp nhiều lớp xoè ra như cái mũ, chị em còn làm đẹp bằng các đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay. Theo chị Phù Thị Thiên ở thôn Mỹ Bắc, xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, chị em phụ nữ  có gia đình thường vấn tóc, đội khăn chàm đen, các cô gái thì đội khăn xếp màu đỏ thêu màu sắc rực rỡ, hai đầu khăn có đính hai chùm tua rua màu vàng, đỏ trông rất đẹp và lạ mắt.

"Thường thường những ngày hội, ngày lễ tết, ngày cưới, thiếu nữ Pà Thẻn sẽ đội khăn đỏ, buộc dây trắng", chị Phù Thị Thiên nói.

Nhìn tổng thể, bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn thể hiện kỹ thuật ghép vải và thêu chỉ màu hài hòa. Xen giữa các mảng dệt hoa văn, còn là các hoạ tiết thêu bằng tay với nhiều màu sắc sặc sỡ, làm cho các mảng màu thêm nổi bật, làm tôn lên vẻ đẹp của người Phụ nữ.

Chị Phù Thị Thiên ở thôn Mỹ Bắc, xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho biết thêm: "Trang phục của người Pà Thẻn rất cầu kỳ, dệt khác với hoa văn của các dân tộc khác. Dệt hoa văn trên khung cửi, trên vải luôn, dệt thành tấm thổ cẩm, sau đó cắt ghép với cắp loại vải để ra được một bộ trang phục, còn khăn ở bộ phận riêng. Riêng dệt tấm ngoài này thôi đã hết một tháng".

Từ bao đời nay, trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn được chị em mặc vào những dịp quan trọng như: lễ, tết, ngày hội văn hoá dân tộc và những ngày chợ phiên. Với bàn tay khéo léo, tài hoa của mình, mỗi lần  chị em phụ nữ Pà Thẻn diện trang phục dân tộc với những tấm váy xòe cầu kỳ và độc đáo đã cuốn hút sự chú ý của nhiều người bởi sự độc đáo, đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giữ gìn và phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mông trắng ở Cao Bằng
Giữ gìn và phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mông trắng ở Cao Bằng

VOV.VN - Người dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Điều đáng quý là đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc... đặc biệt là nhóm Mông Trắng với trang phục đặc trưng và độc đáo.

Giữ gìn và phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mông trắng ở Cao Bằng

Giữ gìn và phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mông trắng ở Cao Bằng

VOV.VN - Người dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Điều đáng quý là đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc... đặc biệt là nhóm Mông Trắng với trang phục đặc trưng và độc đáo.

Giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống Việt Nam và Nhật Bản
Giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống Việt Nam và Nhật Bản

VOV.VN - Sự kiện “Sắc thu Việt – Nhật” trình diễn và giao lưu bộ sưu tập Áo dài Việt Nam và Kimono Nhật Bản đã diễn ra chiều nay (12/10) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống Việt Nam và Nhật Bản

Giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống Việt Nam và Nhật Bản

VOV.VN - Sự kiện “Sắc thu Việt – Nhật” trình diễn và giao lưu bộ sưu tập Áo dài Việt Nam và Kimono Nhật Bản đã diễn ra chiều nay (12/10) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cấp cho các đội văn nghệ ở Đắk Lắk
Bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cấp cho các đội văn nghệ ở Đắk Lắk

VOV.VN - Sáng 12/10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cho các đội chiêng, đội văn nghệ ở thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023. Tính đến nay, đã có gần 30 bộ chiêng, trên 430 bộ trang phục truyền thống được cấp về cơ sở góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tại Đắk Lắk.

Bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cấp cho các đội văn nghệ ở Đắk Lắk

Bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cấp cho các đội văn nghệ ở Đắk Lắk

VOV.VN - Sáng 12/10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cho các đội chiêng, đội văn nghệ ở thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023. Tính đến nay, đã có gần 30 bộ chiêng, trên 430 bộ trang phục truyền thống được cấp về cơ sở góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tại Đắk Lắk.