Thủ tướng: Vực dậy ngành ĐSVN góp phần hoàn thiện phương thức giao thông tốt hơn

VOV.VN - Chiều 9/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra tại Ga Hà Nội và dự Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Cùng dự hội nghị có Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, lãnh đạo các bộ ngành trung ương và địa phương, cùng tập thể Lãnh đạo, người lao động Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN). 

Báo cáo với Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác khi thăm, kiểm tra tại Ga Hà Nội, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh cho biết, Tổng công ty Đường sắt được Nhà nước giao quản lý tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là 3.143 km đường sắt và 297 khu ga.

Năm 2023, ngành đường sắt Việt Nam nói chung và Tổng công ty Đường sắt nói riêng đã vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc, đạt được một số thành tựu đáng quan trọng. Doanh thu hợp nhất toàn Tổng Công ty đạt 101,7% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 115% kế hoạch, thu nhập bình quân người lao động đạt 105,2% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ đạt 150% kế hoạch, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt giảm cả 3 tiêu chí, đóng góp quan trọng vào công tác quản lý, sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, ổn định đời sống, việc làm cho người lao động trong ngành đường sắt.

Sau khi kiểm tra Ga Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dự Hội nghị Triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. 

Thảo luận tại hội nghị đa số các đại biểu bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với nội dung Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. 

Là tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng, có 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. Với lợi thế là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế hành lang kini Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, bên cạnh các tuyến quốc lộ, Tỉnh có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung đi qua (đoạn chạy qua địa phận tỉnh Lạng Sơn dài trên 93km), trở thành cầu nối quan trọng, kết nối xuyên Á, là cửa ngõ giao lưu thương mại Việt Nam với Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, kết nối các nước Trung Á, châu Âu. Ông Lương Trọng Quỳnh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị, Tổng Công ty ĐSVN chỉ đạo cơ quan quản lý đường bộ, chính quyền địa phương cấp huyện rà soát, bổ sung đầy đủ biển báo, vạch sơn, cọc tiêu, gờ giảm tốc, mặt đường bộ bị hư hỏng... phía ngoài đường ngang thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ và UBND cấp huyện; chỉ đạo chính quyền các cấp chủ trì, phối hợp với ngành đường sắt trong việc giải tỏa vi phạm phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt. 

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cũng đánh giá cao những việc mà Tổng công ty ĐSVN đã đổi mới sáng tạo, có nhiều tiến bộ trong năm 2023; Thủ tướng đánh giá cao sự nỗ lực của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tích cực giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài, phức tạp tại Tổng Công ty.

Qua khảo sát thực tế tại Ga Hà Nội, Thủ tướng vui mừng khi hành khách đánh giá ngành ĐSVN đã cải thiện chất lượng dịch vụ, nỗ lực đổi mới cơ sở vật chất nhà ga, toa xe…. Thủ tướng lưu ý Tổng công ty không được lơ là, chủ quan, không say sưa với thắng lợi vì đây mới chỉ là bước đầu. Thủ tướng cho rằng nếu chúng ta quyết tâm làm thì sẽ làm được; cũng với tài sản đó, con người đó nhưng ý thức con người, hiệu quả đã thay đổi. Với nền tảng này, chúng ta quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn thì sẽ có kết quả cao hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ sự trăn trở với việc ngành ĐSVN đã ra đời cách đây 140 năm nhưng chưa phát triển xứng tầm mong muốn của nhân dân, lịch sử của ngành. Do đó Thủ tướng muốn cùng ngành vực dậy ngành ĐSVN, góp phần hoàn thiện phương thức giao thông tốt hơn.

Thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, bất cập của ngành ĐSVN, Thủ tướng nêu rõ, điều quan trọng nhưng chúng ta đã tìm được lối ra. Chúng ta vẫn còn trăn trở hạ tầng đường sắt hơn 3.000km đã lạc hậu nhưng chưa được nâng cấp. Thủ tướng đề nghị cần phải biến sự trăn trở về hệ thống đường sắt thành hành động, biến thành dự án, đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể, trên cơ sở đó tính toán, nghiên cứu xin phê duyệt dự án đầu tư. Chúng ta không thể bó tay, khuất phục; khi có cơ chế đúng thì sẽ tạo hiệu quả.

Thủ tướng bày tỏ muốn đưa động lực mới là sự phát triển đột phá của ngành ĐSVN với tư tưởng Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Tôi muốn truyền tải với chúng ta đó là một sự phát triển đột phá của ngành đường sắt và muốn Tổng công ty đường sắt có một tư tưởng mới, một quyết tâm mới, một khí thế mới, một động lực mới và phải có thắng lợi mới, với một mục tiêu là chúng ta phải hình thành đường sắt tốc độ cao như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết của Bộ Chính trị đã ban hành về xây dựng đường sắt tốc độ cao hay là đường sắt cao tốc này để cho đất nước trong những năm tới đây, những thập kỷ tới đây. Và tôi tin chắc là chúng ta làm được!"

Theo Thủ tướng, muốn làm được như vậy, Ngành ĐSVN phải đặt trong sự vận động phát triển “đi sau nhưng về trước” tận dụng lợi thế của người đi sau nhanh và bền vững hơn. Phải có tư duy phải đổi mới, tầm nhìn chiến lược, phải có đoàn kết, thống nhất. Người đứng đầu phải dám chịu trách nhiệm, bản lĩnh.

Thủ tướng đề nghị Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phát huy khí thế, Bộ Giao thông vận tải cùng Tổng công ty ĐSVN quyết tâm trình để được phê duyệt dự án đường sắt tốc độ cao, có thể chia thành các dự án từ Lào Cai - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ….

Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành với nhau, như ĐSVN phối hợp tốt với ngành hoá chất, du lịch… để giúp đỡ, thúc đẩy phát triển giữa các đối tác; có sự ủng hộ của các cấp trong quá trình phát triển như Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải…; trong đó Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cơ cấu lại Tổng công ty theo hướng phát triển nhanh và bền vững; chú trọng phát huy lợi thế, tiềm năng của ngành, nhất là phát triển các ngành mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; hạn chế ô nhiễm ngay từ trong nhà ga, trên tàu…; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, giảm tối đa thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm của các cấp; hạn chế cơ chế “xin-cho” vì dễ phát sinh tiêu cực, dẫn tới phải xử lý kỷ luật. Càng khó khăn thì càng phải nỗ lực vượt khó.

Cùng với đó Thủ tướng chỉ rõ, cần phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực vì tương lai sẽ phát triển đường sắt tốc độ cao; phát huy tính tự lực, tự cường, đi lên từ “bàn tay khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển”, “biến không thành có, biến không thể thành có thể”; phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, nhân văn là tài sản vô giá của dân tộc.

Về những vấn đề cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt mục tiêu “Phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao. Vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang vận tải chính Đông - Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn”.  

Đối với Tổng công ty ĐSVN phải tiếp tục thực hiện hiệu quả sứ mệnh, vai trò nòng cốt trong quản lý, sử dụng khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Chú trọng xây dựng nền tảng phát triển công nghiệp đường sắt theo hướng hiện đại; khẩn trương triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt.

Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng Tổng công ty quản trị hiện đại phù hợp điều kiện Việt Nam, chức năng của Tổng công ty; cơ cấu lại tài sản, tài chính mà Tổng công ty ĐSVN hiện đang có bảo đảm hiệu quả, phù hợp hơn, có lợi nhất, mang lại giá trị gia tăng cao hơn, cho sự phát triển trước mắt và lâu dài. Tái cơ cấu vận hành và tổ chức bộ máy phù hợp cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó tái cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức, giảm số lượng, tăng chất lượng; sắp xếp bộ máy tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế nhưng phải nâng cao chất lượng.

Thủ tướng mong các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Tổng công ty ĐSVN; tìm khách hàng mới, tăng cường hợp tác quốc tế; mở rộng các nhà ga có liên kết quốc tế. Các bộ, ngành, địa phương phải cùng Tổng công ty phối hợp chặt chẽ để cùng làm. Thủ tướng nhấn mạnh, cần làm mới lại các động lực cũ, bổ sung các động lực mới, bằng các ngành mới nổi chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; khôi phục lại các nhà ga… Xây dựng các chương trình, kế hoạch mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

Với tinh thần trách nhiệm cao, với khí thế và niềm tin mạnh mẽ về bề dày lịch sử và truyền thống hào hùng của ngành ĐSVN, kết quả đạt được của năm 2023 và các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo và tập thể người lao động Tổng công ty ĐSVN đã quyết tâm rồi thì phải quyết tâm cao hơn nữa, đã nỗ lực phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đã quyết liệt rồi thì phải quyết liệt hơn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt thành tích năm 2024 cao hơn năm 2023.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Bulgaria
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Bulgaria

VOV.VN - Chiều 8/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rosen Dimitrov Zhelyazkov đang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Bulgaria

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Bulgaria

VOV.VN - Chiều 8/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rosen Dimitrov Zhelyazkov đang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng

VOV.VN - Sáng 8/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết ngành Ngân hàng năm 2023 và định hướng nhiệm vụ năm 2024. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo các ban, bộ ngành trung ương và địa phương, lãnh đạo các ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng

VOV.VN - Sáng 8/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết ngành Ngân hàng năm 2023 và định hướng nhiệm vụ năm 2024. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo các ban, bộ ngành trung ương và địa phương, lãnh đạo các ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

VOV.VN - Sáng 6/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng nước Cộng hòa DCND Lào Sonexay Siphandon. Sau lễ đón, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Sonexay Siphandon trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam kết hợp đồng chủ trì Kỳ họp 46 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

VOV.VN - Sáng 6/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng nước Cộng hòa DCND Lào Sonexay Siphandon. Sau lễ đón, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Sonexay Siphandon trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam kết hợp đồng chủ trì Kỳ họp 46 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào.

Toàn cảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Lào
Toàn cảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Lào

VOV.VN - Sáng 6/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và phu nhân thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam.

Toàn cảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Lào

Toàn cảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Lào

VOV.VN - Sáng 6/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và phu nhân thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam.