Nhật Bản và sứ mệnh thực hiện thế giới không vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Từng phải oằn mình dưới 2 trái bom hạt nhân do Mỹ thả, Nhật Bản thấu hiểu nỗi đau hạt nhân và đang đấu tranh cho một thế giới không vũ khí hạt nhân.

70 năm trước, quân đội Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Đặt hoa tại Lễ tưởng niệm thảm họa Hiroshima lần thứ 70.

Sáng hôm nay (6/8), tại Công viên Hòa bình của thành phố Hiroshima, Lễ tưởng niệm thảm họa Hiroshima lần thứ 70 đã được tổ chức. Thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo thành phố Hiroshima và hơn 55.000 người là những nạn nhân, người thân của nạn nhân, người dân các địa phương đã tham giia buổi tưởng niệm. Ngoài ra còn có đại biểu của hơn 100 quốc gia, khu vực, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy cũng tham gia.

Đúng 8h15, sau khi hồi chuông hòa bình được ngân lên, tất cả mọi người đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ những người đã thiệt mạng vì bom nguyên tử của Mỹ 70 năm về trước.

Thị trưởng Hiroshima, Kazumi Matsui trong bản tuyên ngôn hòa bình đã nhấn mạnh rằng cần phải loại bỏ vũ khí hạt nhân bởi vũ khí hạt nhân là tội ác khủng khiếp nhất, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy tạo dựng một nền an ninh rộng mở không tồn tại vũ khí hạt nhân, hướng tới hạnh phúc của nhân dân dựa trên sự khoan dung và lòng nhân ái của con người.  

Thị trưởng Matsui cũng nhắc lại những đau thương to lớn mà nhân dân Nhật Bản đã trải qua, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy trực tiếp thăm nơi mà Mỹ đã trút bom nguyên tử.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh rằng là nước duy nhất trên thế giới bị giội bom nguyên tử trong chiến tranh, Nhật Bản đã thấu hiểu sự mất mát. Chính vì lẽ đó, Nhật Bản có sứ mệnh vô cùng quan trọng là phải thực hiện “Thế giới không có vũ khí hạt nhân”, đồng thời cũng có trách nhiệm tuyên truyền sự phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân đến với nhân dân toàn thế giới.

Hàng chục nghìn người dân và các chính khách đã tham dự Lễ tưởng niệm

70 năm trước, quân đội Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki theo lệnh của Tổng thống Harry Truman vào những ngày gần cuối của Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 tại Nhật Bản. Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima. Sau đó 3 hôm, ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Theo ước tính, gần 200.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Nhưng theo con số mới nhất mà Thị trưởng công bố trong buổi lễ sáng nay, trong vòng 1 năm trở lại đây đã có thêm 5.359 người dân Nhật Bản chết do hậu quả của bom nguyên tử, đưa số người chết tới nay lên 297.684 người.

Hệ quả và các lập luận biện minh cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?
Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?

(VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn.

Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?

Vì sao Triều Tiên quyết giữ con bài hạt nhân?

(VOV) - Mặc cho sức ép của quốc tế và cả Trung Quốc, Triều Tiên vẫn một mực phát triển vũ khí hạt nhân như điểm tựa sống còn.

Mỹ định dùng bom hạt nhân giải cứu Điện Biên Phủ
Mỹ định dùng bom hạt nhân giải cứu Điện Biên Phủ

(VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên.

Mỹ định dùng bom hạt nhân giải cứu Điện Biên Phủ

Mỹ định dùng bom hạt nhân giải cứu Điện Biên Phủ

(VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên.

Hình ảnh khoảnh khắc kinh hoàng khi bom nguyên tử dội xuống Hiroshima
Hình ảnh khoảnh khắc kinh hoàng khi bom nguyên tử dội xuống Hiroshima

VOV.VN - Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima. Chỉ trong tích tắc, thành phố này đã bị xóa sổ gần như hoàn toàn.

Hình ảnh khoảnh khắc kinh hoàng khi bom nguyên tử dội xuống Hiroshima

Hình ảnh khoảnh khắc kinh hoàng khi bom nguyên tử dội xuống Hiroshima

VOV.VN - Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima. Chỉ trong tích tắc, thành phố này đã bị xóa sổ gần như hoàn toàn.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2
Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Nhật Bản kỷ niệm 69 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki
Nhật Bản kỷ niệm 69 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki

VOV.VN - Tại buổi lễ, những người tham dự đã dành một phút mặc niệm và rung hồi chuông tưởng niệm dành cho hơn 150.000 người đã khuất vì vụ ném bom năm xưa.

Nhật Bản kỷ niệm 69 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki

Nhật Bản kỷ niệm 69 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki

VOV.VN - Tại buổi lễ, những người tham dự đã dành một phút mặc niệm và rung hồi chuông tưởng niệm dành cho hơn 150.000 người đã khuất vì vụ ném bom năm xưa.