Nhật-Trung tiếp tục căng thẳng vì nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Những chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản bắt đầu bám sát một máy bay do thám Trung Quốc, gần nhóm đảo tranh chấp.

Ngày 20/1, Nhật Bản cảnh báo, các lực lượng phòng vệ của nước này có thể bắn cảnh cáo và sẵn sàng có những biện pháp cần thiết, nhằm ngăn máy bay nước ngoài vi phạm không phận của mình.

Đây là tuyên bố mới nhất trong cuộc khẩu chiến giữa Tokyo và Bắc Kinh, làm dấy lên những lo ngại rằng vụ tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các quan chức Nhật Bản đưa ra tuyên bố trên, sau khi những máy bay của Trung Quốc tới gần nhóm đảo này.

Đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc tới khu vực đang nằm trong vòng tranh chấp, kể từ khi căng thẳng bắt đầu tăng lên vào mùa xuân năm ngoái.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, 2 chiến đấu cơ J-10 đã bay đi, sau khi những chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản bắt đầu bám sát một máy bay do thám Trung Quốc, gần nhóm đảo tranh chấp ở Đông Hải. Trung Quốc cho rằng chuyến bay do thám này không vi phạm không phận Nhật Bản và những chiếc F15 đã ngăn cản đường bay.

Đây cũng là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc thông báo, máy bay chiến đấu Trung Quốc được huy động để phản ứng với hoạt động của không lực Nhật Bản, tại khu vực trên.

Phía Nhật Bản nói rằng hoạt động của không lực Trung Quốc đã được tăng cường mau chóng, quanh nhóm đảo mà tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và Trung Quốc đã lần lượt xuất hiện trong nhiều tháng.

Tuy  chưa có xung đột nổ ra, nhưng các hoạt động trên biển và trên không làm tăng thêm những lo ngại rằng tình hình có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Sự việc càng trở nên căng thẳng, sau khi có những bình luận chính thức cho rằng tân Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, và Nội các của ông đang xem xét sử dụng đạn lửa làm phương tiện phản ứng với những sự xâm nhập không phận.

Loại đạn này được thiết kế cháy sáng nhằm thu hút sự chú ý của phi công – người có thể không nhận được các cảnh báo khác do sóng radio gặp vấn đề. Ngoài ra nó cũng được sử dụng nhằm cảnh báo rằng sẽ có hành động mạnh mẽ hơn.

Trước những diễn biến mới này, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, cho biết Mỹ không giữ vai trò xác định quốc gia nào có chủ quyền đối với nhóm đảo, nhưng phản đối “bất kỳ hành động leo thang đơn phương nào cản trở chính quyền Nhật Bản”.

Đáp lại, trong một tuyên bố thúc giục Mỹ có “thái độ có trách nhiệm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương nói rằng những phát biểu trên “bỏ qua sự thật” rằng nhóm đảo là lãnh thổ của Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc phản đối Mỹ bảo vệ Nhật về Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc phản đối Mỹ bảo vệ Nhật về Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối dữ dội nội dung liên quan đến quần đảo tranh chấp trong dự luật sửa đổi quyền quốc phòng của Mỹ.

Trung Quốc phản đối Mỹ bảo vệ Nhật về Senkaku/Điếu Ngư

Trung Quốc phản đối Mỹ bảo vệ Nhật về Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối dữ dội nội dung liên quan đến quần đảo tranh chấp trong dự luật sửa đổi quyền quốc phòng của Mỹ.

Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư
Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Ngày 7/1, 4 chiếc tàu khảo sát biển của Trung Quốc đã xâm nhập vào một trong những đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư

Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Ngày 7/1, 4 chiếc tàu khảo sát biển của Trung Quốc đã xâm nhập vào một trong những đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Máy bay Trung Quốc lại vào gần Senkaku/Điếu Ngư
Máy bay Trung Quốc lại vào gần Senkaku/Điếu Ngư

Bắc Kinh gần đây liên tục có các động thái như để khẳng định chủ quyền và lợi ích đối với khu vực quần đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Máy bay Trung Quốc lại vào gần Senkaku/Điếu Ngư

Máy bay Trung Quốc lại vào gần Senkaku/Điếu Ngư

Bắc Kinh gần đây liên tục có các động thái như để khẳng định chủ quyền và lợi ích đối với khu vực quần đảo tranh chấp với Nhật Bản.