Nhiều nước châu Âu nới lỏng việc chống dịch bất chấp tình hình vẫn nghiêm trọng

VOV.VN - Nhiều nước châu Âu quyết định sẽ nới lỏng các biện pháp chống dịch Covid-19 dù tình hình vẫn đang căng thẳng.

Trước sức ép từ công chúng cũng như từ các cuộc vận động hành lang, một loạt nước châu Âu như Italia, Bỉ, Hà Lan… đã quyết định gỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế chống dịch ngay từ tuần này, bất chấp tình hình dịch Covid-19 tại các nước này vẫn ở mức rất nghiêm trọng.

Theo quyết định được Thủ tướng Italia, Mario Draghi đưa ra từ tuần trước, bắt đầu từ ngày hôm nay, 26/04, 14 trên 20 vùng tại Italia sẽ được hạ cấp chống dịch từ màu “da cam” xuống mức thấp hơn là “màu vàng”, đồng nghĩa với việc các cửa hàng, rạp hát, rạp chiếu phim sẽ được mở cửa trở lại trong khi nhà hàng, quán bar…được phép phục vụ khách ngoài trời.

Quyết định này được đưa ra sau khi chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi chịu sức ép lớn từ công chúng cũng như các đảng đối lập về việc sớm mở cửa trở lại nền kinh tế, bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn đang rất phức tạp tại nước này.

Theo số liệu của cơ quan y tế Italia, tính đến hết ngày 25/04, vẫn đang có hơn 20 ngàn bệnh nhân Covid-19 đang phải điều trị trong các bệnh viện Italia và số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn ở mức cao là từ 12 đến 15 ngàn ca trong hơn 1 tuần qua.

Tương tự Italia, hai nước Bỉ và Hà Lan cũng quyết định sẽ nới lỏng các biện pháp chống dịch dù tình hình vẫn đang căng thẳng. Tại Bỉ, từ ngày 8/5, các nhà hàng, quán bar sẽ được phép mở cửa phục vụ khách ngoài trời đến 22h đêm. Tại Hà Lan, bắt đầu từ thứ Tư, 28/04, người dân sẽ được phép ăn tại các nhà hàng trong khoảng thời gian từ trưa đến 18h, với điều kiện chỉ được phép ngồi 2 người/bàn.

Các quyết định trên được đưa ra dù tại Bỉ, trong tổng số 1 ngàn giường bệnh cấp cứu dành cho các bệnh nhân Covid-19, hiện chỉ có khoảng 80 giường trống còn tại Hà Lan, số ca nhiễm mới trong ngày hôm cuối tuần qua đã lên tới trên 9 ngàn ca, cao nhất từ đầu tháng 1/2021.  

Sức ép gỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế cũng buộc chính phủ Pháp dự định bãi bỏ quy định cấm người dân di chuyển quá 10km kể từ ngày 3/5 và dần mở lại các cửa hàng từ giữa tháng 5/2021 dù Pháp hiện vẫn đang có số ca nhiễm hàng ngày cao nhất châu Âu với khoảng 25-30 ngàn ca/ngày trong tuần qua và hiện vẫn có khoảng 30 ngàn bệnh nhân điều trị trong bệnh viện, trong đó gần 6 ngàn ca phải hồi sức cấp cứu.

Trong số các nước châu Âu, Đức là nước duy nhất đi ngược lại xu hướng trên khi đang siết chặt các biện pháp chống dịch. Cuối tuần qua, nước Đức chính thức thực hiện các biện pháp “phanh khẩn cấp” theo luật mới được thông qua, với việc áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 22h đến 5h sáng, đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu, hạn chế tiếp xúc các hộ gia đình và đóng cửa trường học tại một số khu vực.

Theo Bộ trưởng Tài chính Đức, Olaf Scholz, người đang chạy đua vào chức Thủ tướng Đức thay bà Angela Merkel cuối năm nay, nước Đức có thể phải kéo dài các biện pháp này sang đến tháng 6/2021.

 “Đến cuối tháng Năm, chúng tôi có thể đưa ra các tuyên bố đáng tin cậy và khi đó chính phủ Đức sẽ xác định các biện pháp tiếp theo để mở cửa một cách rõ ràng và tự tin cho mùa Hè. Bản thân tôi cũng rất chán nản với đại dịch này nhưng các biện pháp phanh khẩn cấp vừa có hiệu lực là rất cần thiết. Tất cả cần phải cố gắng lần nữa để có thể trải qua một mùa Hè yên bình và sau đó là một cuộc sống không âu lo”, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ủy ban châu Âu khẳng định Thủ tướng Séc có xung đột lợi ích
Ủy ban châu Âu khẳng định Thủ tướng Séc có xung đột lợi ích

VOV.VN - Báo cáo kiểm toán mới đây của Ủy ban châu Âu cho biết, các khoản trợ cấp được trả cho một công ty do Thủ tướng Séc Andrej Babis kiểm soát thông qua một quỹ tín thác là không hợp lý và phải được hoàn trả cho EU.

Ủy ban châu Âu khẳng định Thủ tướng Séc có xung đột lợi ích

Ủy ban châu Âu khẳng định Thủ tướng Séc có xung đột lợi ích

VOV.VN - Báo cáo kiểm toán mới đây của Ủy ban châu Âu cho biết, các khoản trợ cấp được trả cho một công ty do Thủ tướng Séc Andrej Babis kiểm soát thông qua một quỹ tín thác là không hợp lý và phải được hoàn trả cho EU.

Cuộc đua “Chiếc giày Vàng” châu Âu: Ronaldo nỗ lực bám đuổi Lewandowski
Cuộc đua “Chiếc giày Vàng” châu Âu: Ronaldo nỗ lực bám đuổi Lewandowski

VOV.VN - Cập nhật cuộc đua “Chiếc giày Vàng” châu Âu 2020/2021, Ronaldo có 50 điểm, kém Lewandowski 20 điểm.

Cuộc đua “Chiếc giày Vàng” châu Âu: Ronaldo nỗ lực bám đuổi Lewandowski

Cuộc đua “Chiếc giày Vàng” châu Âu: Ronaldo nỗ lực bám đuổi Lewandowski

VOV.VN - Cập nhật cuộc đua “Chiếc giày Vàng” châu Âu 2020/2021, Ronaldo có 50 điểm, kém Lewandowski 20 điểm.

Danh hiệu lớn đầu tiên của bóng đá châu Âu sắp có chủ
Danh hiệu lớn đầu tiên của bóng đá châu Âu sắp có chủ

VOV.VN - Giải đấu đầu tiên trong số 5 giải hàng đầu châu Âu có thể sẽ xác định được danh tính nhà vô địch ngay trong tuần này. Đó là Bundesliga nếu Bayern Munich có chiến thắng trước Mainz.

Danh hiệu lớn đầu tiên của bóng đá châu Âu sắp có chủ

Danh hiệu lớn đầu tiên của bóng đá châu Âu sắp có chủ

VOV.VN - Giải đấu đầu tiên trong số 5 giải hàng đầu châu Âu có thể sẽ xác định được danh tính nhà vô địch ngay trong tuần này. Đó là Bundesliga nếu Bayern Munich có chiến thắng trước Mainz.

Châu Âu cho phép tiếp tục sử dụng vaccine của Johnson&Johnson
Châu Âu cho phép tiếp tục sử dụng vaccine của Johnson&Johnson

VOV.VN - Cơ quan dược phẩm châu Âu - EMA đã công bố kết luận các lợi ích của vaccine ngừa Covid-19 của hãng Johnson&Johnson lớn hơn các rủi ro có thể gây ra nên đủ an toàn để tiếp tục được sử dụng.

Châu Âu cho phép tiếp tục sử dụng vaccine của Johnson&Johnson

Châu Âu cho phép tiếp tục sử dụng vaccine của Johnson&Johnson

VOV.VN - Cơ quan dược phẩm châu Âu - EMA đã công bố kết luận các lợi ích của vaccine ngừa Covid-19 của hãng Johnson&Johnson lớn hơn các rủi ro có thể gây ra nên đủ an toàn để tiếp tục được sử dụng.

Góc nhìn: European Super League đẩy bóng đá châu Âu vào bi kịch?
Góc nhìn: European Super League đẩy bóng đá châu Âu vào bi kịch?

VOV.VN - Nếu giải đấu quy tụ những câu lạc bộ siêu cường mang tên European Super League tranh tài và gặt hái được thành công thì có thể sẽ đẩy bóng đá châu Âu vào bi kịch.

Góc nhìn: European Super League đẩy bóng đá châu Âu vào bi kịch?

Góc nhìn: European Super League đẩy bóng đá châu Âu vào bi kịch?

VOV.VN - Nếu giải đấu quy tụ những câu lạc bộ siêu cường mang tên European Super League tranh tài và gặt hái được thành công thì có thể sẽ đẩy bóng đá châu Âu vào bi kịch.

Kinh nghiệm sống ở châu Âu thời Covid 19: Tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu
Kinh nghiệm sống ở châu Âu thời Covid 19: Tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu

VOV.VN - Theo số liệu thống kê đăng trên Trends mới đây, dự kiến năm 2021 sẽ có 12.775 doanh nghiệp tại Bỉ phá sản. Đây là số DN phá sản lớn nhất trong vòng 20 năm qua tại Vương quốc Bỉ, tăng 61% so với năm 2020.

Kinh nghiệm sống ở châu Âu thời Covid 19: Tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu

Kinh nghiệm sống ở châu Âu thời Covid 19: Tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu

VOV.VN - Theo số liệu thống kê đăng trên Trends mới đây, dự kiến năm 2021 sẽ có 12.775 doanh nghiệp tại Bỉ phá sản. Đây là số DN phá sản lớn nhất trong vòng 20 năm qua tại Vương quốc Bỉ, tăng 61% so với năm 2020.