Những bức hình ám ảnh về thảm họa hạt nhân Chernobyl
VOV.VN - Một tai nạn khủng khiếp xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine) vào ngày 26/4/1986. Ngày này giờ trở thành ngày thảm họa hạt nhân thế giới.
Chernobyl là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước Ukraine – nước Cộng hòa nằm trong Liên Xô. |
Cách nhà máy 3km là thành phố Pripyat được xây dựng để cung cấp nơi ở cho các chuyên gia và công nhân làm việc trong nhà máy. Thời đó, đây là một thành phố hiện đại kiểu mẫu của Liên Xô. |
Thảm họa này trước tiên và chủ yếu là lỗi của con người. Nhà máy Chernobyl bị tăng nhiệt và áp lực rồi phát nổ. |
Giới chức Liên Xô khi đó mất cả một ngày mới nắm được quy mô của thảm họa và ra lệnh sơ tán thành phố Pripyat. |
Trong 3 tiếng đồng hồ, khoảng 50.000 rời khỏi thanh phố, không biết khi nào sẽ quay lại. |
Trong 7 tháng sau, chính quyền đã thực hiện một chiến dịch quy mô lớn để khử phóng xạ trong những khu vực bị ảnh hưởng. |
Họ cũng dựng lên một lớp chắn xạ bằng kim loại và bê tông phủ lên Lò phản ứng số 4. |
Mặc dù Lò phản ứng số 4 bị hư hại không sửa chữa được, các bộ phận khác của nhà máy Chernobyl vẫn hoạt động được. Sau vụ nổ, các lò phản ứng số 1, 2, và 3 đã được tái khởi động từ tháng 10/1986 đến tháng 12/1987. Nhà máy Chernobyl tiếp tục sản xuất điện hạt nhân cho đến tháng 9/2000. |
Sau 3 thập kỷ, các tàn dư phóng xạ bị phát tán vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe người sống ở khu vực này. Một số nơi, lượng phóng xạ giảm xuống mức có thể đến thăm trong thời gian ngắn. Chernobyl là điểm đến thú vị cho các nhà khoa học và các du khách ưa mạo hiểm. |
Một công viên xe điện được giữ lại từ sau tai nạn hạt nhân. |
Các toa tàu gỉ sét trên các đường ray gỉ sét bị bỏ hoang ở Chernobyl. |