Những Tổng thống Mỹ bị bệnh hoặc mất khả năng làm việc khi đương nhiệm

VOV.VN - Hiến pháp Mỹ quy định khá chặt chẽ về trường hợp khi Tổng thống không còn đủ sức khỏe để thực thi chức trách và nghĩa vụ của mình. Trước khi Tổng thống Trump bị nhiễm coronavirus, trong lịch sử nước Mỹ, nhiều Tổng thống khi đang tại nhiệm gặp vấn đề về sức khỏe đã công khai hoặc giữ bí mật trước công chúng.

George Washington

Tổng thống đầu tiên lâm bệnh nặng khi còn đương nhiệm là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ - George Washington. Hai tháng sau nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Washington đã trải qua cuộc phẫu thuật một khối u khiến ông phải nằm nghiêng bên phải trong sáu tuần. Trong năm thứ hai của nhiệm kỳ, Washington đã sống sót sau một đợt cúm ảnh hưởng thính giác và thị giác.

Dịch bệnh hoành hành ở các thành phố của Mỹ, và đợt bùng phát bệnh sốt vàng da vào mùa hè năm 1793 đã khiến Washington và chính phủ phải lánh về vùng nông thôn. Washington đã sống sót, như ông đã sống sót qua bệnh bạch hầu, lao, đậu mùa, sốt rét, kiết lỵ…, cùng với nhiều lần suýt bỏ mạng chiến trường. Cuối cùng, ông chết vì nhiễm trùng cổ họng, nhưng khi đã rời nhiệm sở.

William Henry Harrison

William Henry Harrison trở thành Tổng thống tại vị ngắn nhất khi qua đời chỉ 34 ngày sau khi nhận nhiệm sở vì bệnh viêm phổi mà ông mắc phải vào ngày nhậm chức. Ông là Tổng thống đầu tiên qua đời khi còn đương nhiệm, có nghĩa là chưa có tiền lệ cho việc Phó Tổng thống John Tyler lên nắm quyền.

Tyler ban đầu được Quốc hội Mỹ trao cho chức danh “Phó Tổng thống Quyền Tổng thống”, đã tìm kiếm một chính danh lâu dài hơn. Tyler chuyển đến Nhà Trắng và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống với một bài diễn văn nhậm chức.

Grover Cleveland

Năm 1893, Grover Cleveland cần phẫu thuật để loại bỏ một khối u ung thư trong miệng. Để tránh sự chú ý của báo giới, ông đã tiến hành phẫu thuật trên du thuyền của bạn mình ở Long Island Sound. Ông đã bị cắt bỏ một phần tư vòm miệng trên, được cấy ghép và đi làm trở lại mà công chúng không hay biết.

Woodrow Wilson

Woodrow Wilson suýt chết vì đại dịch cúm năm 1918 trong các cuộc đàm phán nhạy cảm với các nhà lãnh đạo thế giới tại Hòa đàm Paris. Dịch cúm đã tấn công dân thường và binh lính trong Thế chiến I và trên toàn thế giới, 20 triệu người đã bị căn bệnh này cướp đi sinh mạng, nhưng bác sĩ của Wilson đã nói dối với báo chí rằng Tổng thống chỉ bị cảm lạnh do mưa ở Paris.

Bệnh tật của Wilson khiến ông kiệt sức và các trợ lý lo lắng rằng điều đó cản trở khả năng đàm phán của Tổng thống. Cuối cùng, Wilson đã từ bỏ yêu cầu của mình đối với nhà lãnh đạo Pháp Georges Clemenceau, chấp nhận việc phi quân sự hóa Rhineland và Pháp chiếm đóng nó trong ít nhất 15 năm. Kết quả là Hiệp ước Versailles khắc nghiệt đối với Đức, góp phần vào sự trỗi dậy của Adolf Hitler và sự bùng nổ của Thế chiến II.

Đây không phải là lần cuối cùng bác sĩ nói dối về tình trạng sức khỏe của Wilson - năm 1919, ông bị một loạt các cơn đột quỵ khiến nội các của ông đề nghị Phó Tổng thống tiếp quản Nhà Trắng. Đệ nhất phu nhân Edith Wilson và bác sĩ của tổng thống, Cary Grayson, đã từ chối. Wilson vẫn tiếp tục giữ chức vụ Tổng thống cho đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 1921.

Franklin D Roosevelt

Ai cũng biết Tổng thống tại vị lâu nhất của Mỹ Franklin D Roosevelt bị bại liệt và cố gắng che giấu công chúng Mỹ mức độ nghiêm trọng của bệnh bại liệt và việc phải di chuyển bằng xe lăn và nạng. Ông tránh sử dụng xe lăn trong những lần xuất hiện để “đi bộ” với sự hỗ trợ của nẹp chân, gậy và thường là cánh tay của một cố vấn. Báo chí bị cấm chụp ảnh ông đi bộ - một hành vi vi phạm mà Sở Mật vụ được giao nhiệm vụ ngăn chặn.

Nhưng điều ít người biết là vào tháng 7/1944, khi ông đang tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ tư, một bác sĩ đã tiên lượng trong một bản ghi nhớ bí mật rằng, Roosevelt có thể sẽ chết vì suy tim trước khi kết thúc nhiệm kỳ tới. Roosevelt đã qua đời vì xuất huyết não 82 ngày sau nhiệm kỳ thứ tư của ông vào năm 1945.

John F. Kennedy

Kennedy đã mắc nhiều bệnh khác nhau trong suốt cuộc đời. Nhiều năm sau khi qua đời, những căn bệnh của ông mới được công khai. Trên tờ The Atlantic, Robert Dallek, người viết tiểu sử của Kennedy cho biết, vị Tổng thống này đã "trải qua thời thơ ấu ốm yếu, phải nhập viện nhiều lần trong những năm học dự bị và đại học vì bệnh đường ruột cùng nhiễm trùng nghiêm trọng, có lúc bị bác sĩ nghi mắc bệnh bạch cầu.

Ông bị loét và viêm đại tràng và mắc bệnh Addison cần phải điều trị thường xuyên bằng steroid. Và mọi người cũng biết Kennedy đã phải vật lộn với những cơn đau lưng dữ dội. Sau khi đến Nhà Trắng, Kennedy tin rằng việc che giấu những phiền não của mình là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Một ngày sau khi đắc cử, trả lời báo giới, ông nói mình ‘cực kỳ khỏe mạnh’ và bác bỏ những tin đồn về việc ông mắc bệnh Addison. Dallek còn cho rằng, các vấn đề sức khỏe có thể đã gián tiếp góp phần gây ra cái chết của ông trong vụ ám sát.

Dwight D. Eisenhower

Trong những năm cầm quyền, Dwight D. Eisenhower bị đau tim, được chẩn đoán và trải qua cuộc phẫu thuật vì bệnh Crohn và bị đột quỵ. Lo ngại rằng mình sẽ không hồi phục, Eisenhower đã viết một bức thư mật cho vị cấp phó của mình, Richard M. Nixon, nói phải làm gì trong trường hợp ông không bình phục hoàn toàn.

Trong đó, ông chỉ đích danh Nixon là người chịu trách nhiệm xác định liệu Eisenhower có thể thực hiện nhiệm vụ Tổng thống của mình hay không. Bức thư không được công bố và Nixon chỉ đảm nhận nhiệm vụ Tổng thống trong chốc lát, một lần vào năm 1955 sau cơn đau tim của Tổng thống và một lần nữa trong cuộc phẫu thuật năm 1956 của Eisenhower.

Ronald Reagan

30/3/1981 là ngày định mệnh đối với vị tổng thống thứ 40 của nước Mỹ khi ông trở thành mục tiêu của một vụ ám sát ở Washington, DC. Mãi đến 30 năm sau, công chúng mới biết Reagan đã cận kề cái chết như thế nào sau vụ việc đó. Điều mà công chúng không biết là khi Reagan bước vào trong bệnh viện được vài mét, ông đã ngã quỵ trong vòng tay của các nhân viên mật vụ. Các bác sĩ và y tá đã theo dõi ông đều tin rằng ông sắp chết, hoặc thậm chí đã chết. Họ không nghĩ rằng ông ấy có thể qua khỏi.

Nhưng Tu chính án thứ 25 được chính thức áp dụng lần đầu tiên vào ngày 13/7/1985, khi Tổng thống Ronald Reagan chỉ đạo Phó Tổng thống lúc bấy giờ là George H.W. Bush thực hiện nhiệm vụ của mình trong khi ông trải qua cuộc phẫu thuật ung thư ruột kết. Bush trở thành Quyền Tổng thống khi Reagan được gây mê toàn thân. Chỉ sau chưa đầy 8 giờ, Reagan đã thông báo với Thượng viện rằng ông đã sẵn sàng tiếp tục nhiệm vụ Tổng thống của mình.

George W. Bush

Trong hai nhiệm kỳ tổng thống của mình, George W. Bush đã hai lần áp dụng Tu chính án thứ 25. Ngày 29/6/2002, Bush viện dẫn Phần 3 của Tu chính án thứ 25 trước khi tiến hành gây mê để nội soi và nhanh chóng bổ nhiệm Phó Tổng thống Dick Cheney làm Quyền Tổng thống. Bush đã làm điều tương tự một lần nữa khi ông nội soi một lần thứ hai vào năm 2007./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những điều ít biết về Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ
Những điều ít biết về Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ

VOV.VN - Giống như bao vĩ nhân khác, George Washington - Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - cũng có cuộc sống rất đời thường với nhiều điều dung dị và khó lý giải.

Những điều ít biết về Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ

Những điều ít biết về Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ

VOV.VN - Giống như bao vĩ nhân khác, George Washington - Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - cũng có cuộc sống rất đời thường với nhiều điều dung dị và khó lý giải.

Bảy Tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ
Bảy Tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ

VOV.VN - Các cựu Tổng thống Mỹ là những người có năng lực và bản lĩnh và thường sống lâu hơn những người đàn ông Mỹ khác cùng thời với họ.

Bảy Tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ

Bảy Tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ

VOV.VN - Các cựu Tổng thống Mỹ là những người có năng lực và bản lĩnh và thường sống lâu hơn những người đàn ông Mỹ khác cùng thời với họ.

Bất chấp đại dịch Covid-19, Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra theo kế hoạch
Bất chấp đại dịch Covid-19, Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra theo kế hoạch

VOV.VN - Năm 2020, người Mỹ đi bầu cử theo ngày đã được ấn định, cho dù đại dịch Covis-19 vẫn đang hoành hành trên nước này.

Bất chấp đại dịch Covid-19, Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra theo kế hoạch

Bất chấp đại dịch Covid-19, Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra theo kế hoạch

VOV.VN - Năm 2020, người Mỹ đi bầu cử theo ngày đã được ấn định, cho dù đại dịch Covis-19 vẫn đang hoành hành trên nước này.