Ông John Kerry: Quan hệ Mỹ-Pháp còn quan trọng hơn những xích mích về địa chính trị

VOV.VN - Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề khí hậu John Kerry nhấn mạnh điều này khi trả lời phỏng vấn kênh tin tức của Pháp.

Trả lời phỏng vấn kênh tin tức của Pháp, Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề khí hậu John Kerry nói rằng, Tổng thống Biden không biết thỏa thuận 3 bên mới đây nhất giữa Mỹ, Vương Quốc Anh và Australia sẽ khiến Pháp nổi giận.

“Ông ấy không biết về những gì đã diễn ra. Tôi không muốn đi vào chi tiết câu chuyện, nhưng có thể nói rằng Tổng thống cam kết với việc củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp, đảm bảo chắc chắn rằng đây là một sự kiện nhỏ trong quá khứ và hướng tới tương lai quan trọng hơn”, ông Kerry cho biết khi trả lời phỏng vấn kênh tin tức BFMTV.

Cuộc phỏng vấn với kênh tin tức của Pháp diễn ra nhiều tuần sau khi thỏa thuận giữa Mỹ và Vương Quốc Anh với Australia (còn gọi là AUKUS) khiến Pháp mất hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD với Australia.

Thỏa thuận với Pháp cung cấp cho Australia tàu ngầm thông thường, trong khi thỏa thuận với Mỹ và Anh sẽ giúp Canberra có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tuy nhiên, thỏa thuận AUKUS đã tác động đến quan hệ của Mỹ với các nước châu Âu. Ngoại trưởng Pháp còn gọi đây là hành động “đâm sau lưng”.

Một quan chức EU hàng đầu do Tổng thống Pháp Emanuel Macron chỉ định thậm chí còn cho rằng, đã đến lúc “tạm dừng và cài đặt lại mối quan hệ giữa EU và Mỹ”.

Đặc phái viên Kerry cho biết, ông hiểu sự giận dữ của Pháp, đồng thời nhấn mạnh, mối quan hệ của Mỹ với Pháp còn quan trọng hơn cả những xích mích về địa chính trị.

“Mối quan hệ của chúng tôi với Pháp còn lớn hơn nhiều so với những gì đã xảy ra lúc này. Tổng thống Biden đang mong đợi cuộc gặp với Tổng thống Pháp và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta có thể làm việc về các vấn đề lớn, về vũ khí hạt nhân, không gian mạng, biến đổi khí hậu… Chúng ta có rất nhiều việc để làm và không thể lạc lối vì một sự kiện nhất thời mà tôi tin là chúng ta sẽ vượt qua nhanh chóng”, ông Kerry nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau AUKUS, Anh thúc đẩy nhiều liên minh an ninh tương tự?
Sau AUKUS, Anh thúc đẩy nhiều liên minh an ninh tương tự?

VOV.VN - Trong bối cảnh liên minh mới giữa Mỹ, Anh, Australia (hay còn gọi là liên minh AUKUS) vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận, tân ngoại trưởng Anh vừa tuyên bố sẽ ký kết các liên minh thương mại và quốc phòng mới, dựa trên hình mẫu của AUKUS.

Sau AUKUS, Anh thúc đẩy nhiều liên minh an ninh tương tự?

Sau AUKUS, Anh thúc đẩy nhiều liên minh an ninh tương tự?

VOV.VN - Trong bối cảnh liên minh mới giữa Mỹ, Anh, Australia (hay còn gọi là liên minh AUKUS) vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận, tân ngoại trưởng Anh vừa tuyên bố sẽ ký kết các liên minh thương mại và quốc phòng mới, dựa trên hình mẫu của AUKUS.

Pháp chưa vội "làm hòa" sau AUKUS vì muốn Australia thấm thía cái giá của sự phản bội
Pháp chưa vội "làm hòa" sau AUKUS vì muốn Australia thấm thía cái giá của sự phản bội

VOV.VN - Hơn 2 tuần sau cú sốc thỏa thuận tàu ngầm với Australia bị hủy bỏ, Pháp chưa vội hàn gắn mối quan hệ này bởi Paris đang cân nhắc đến "cái giá" mà đồng minh này phải trả cho "sự phản bội".

Pháp chưa vội "làm hòa" sau AUKUS vì muốn Australia thấm thía cái giá của sự phản bội

Pháp chưa vội "làm hòa" sau AUKUS vì muốn Australia thấm thía cái giá của sự phản bội

VOV.VN - Hơn 2 tuần sau cú sốc thỏa thuận tàu ngầm với Australia bị hủy bỏ, Pháp chưa vội hàn gắn mối quan hệ này bởi Paris đang cân nhắc đến "cái giá" mà đồng minh này phải trả cho "sự phản bội".

AUKUS làm gia tăng sự ganh đua giữa Pakistan và Ấn Độ
AUKUS làm gia tăng sự ganh đua giữa Pakistan và Ấn Độ

VOV.VN - Thỏa thuận 3 bên Australia, Mỹ và Anh (AUKUS) đã tái lập thế chiến lược tại Ấn Độ-Thái Bình Dương và tác động đến cán cân quyền lực thông thường giữa Pakistan và Ấn Độ, buộc cả 2 nước phải đánh giá lại học thuyết hạt nhân của mình.

AUKUS làm gia tăng sự ganh đua giữa Pakistan và Ấn Độ

AUKUS làm gia tăng sự ganh đua giữa Pakistan và Ấn Độ

VOV.VN - Thỏa thuận 3 bên Australia, Mỹ và Anh (AUKUS) đã tái lập thế chiến lược tại Ấn Độ-Thái Bình Dương và tác động đến cán cân quyền lực thông thường giữa Pakistan và Ấn Độ, buộc cả 2 nước phải đánh giá lại học thuyết hạt nhân của mình.