Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh

VOV.VN - Hơn chục năm nay, Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh, Bộ đội biên phòng Trà Vinh đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc nơi đây.

Hoạt động này đã góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu "Cải thiện sức khoẻ của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ. Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại" mà Dự án 7 "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã đề ra.

Tuy cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế nhưng với đội ngũ y, bác sĩ tận tâm nên luôn đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân nơi biên giới, đặc biệt là hộ nghèo, đồng bào dân tộc. Công việc của các anh, các chị đã góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Mặc dù chưa đến giờ khám bệnh, nhưng từ sáng sớm, người dân từ nhiều nơi đã có mặt rất đông tại Đồn biên phòng Long Vĩnh. Trong lúc mọi người đang chờ lượt khám, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện với bà Kim Thị Sa Phai, cư ngụ tại ấp Giồng Chùa, xã Long Vĩnh đang chờ khám bệnh. Bà Sa Phai cho biết, mấy năm nay khớp chân của bà thường xuyên đau nhức, nhất là những hôm trái gió trở trời, và bà đã đến đây điều trị được 2 lần mà bệnh thuyên giảm hẳn.

“Trước đây chân tôi bị nhức lắm, tôi vào đồn biên phòng khám. Sau 3 ngày uống thuốc bệnh giảm hẳn và tôi tự đi được. Chân của tôi bị sụm luôn rồi đấy, mà nhờ khám ra bệnh, cho đúng thuốc nên rất mau lành. Bác sĩ khám rất đàng hoàng, không gấp rút, qua loa. Còn mới hôm qua đây tôi bị té và trật tay nên qua đây khám, nhận thuốc”, bà Sa Phai nói.

Đồn biên phòng Long Vĩnh có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tuyến biên giới biển dài hơn 20km thuộc 3 xã Long Vĩnh, Đông Hải, Long Khánh và thị trấn Long Thành, với hơn 10 nghìn hộ dân. Do đường xa, điều kiện đi lại khó khăn, nên những lúc ốm đau người dân ít khi đến các cơ sở y tế tuyến trên để khám, chữa bệnh. Trước những khó khăn của người dân và nhằm làm tốt hơn công tác vận động quần chúng, từ năm 2009, Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh được thành lập. Không chỉ khám, chữa bệnh tại chỗ, những trường hợp đặc biệt, đi lại khó khăn phòng khám sẵn sàng cử người đến khám, chữa bệnh tận nhà.

Đại đức Kim Hải Toàn, trụ trì chùa Trà Côn, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải – người được lực lượng của Trạm đến khám tận chùa cho biết: “Bộ đội biên phòng có phòng khám bệnh vậy rất tốt cho bà con nơi đây, nhất là bào con nghèo ở xã Long Vĩnh này. Đặc biệt các y, bác sĩ bộ đội rất niềm nở, phục vụ bà con hết mình nên ai cũng quý. Chính bản thân sư cũng đã được khám rất nhiều lần, các anh phục vụ rất tốt, tay nghề cũng rất cao”.

Từ cuối năm 2016 đến nay, nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe phục vụ nhân dân, nhất là người nghèo, người khuyết tật, gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách... Đảng ủy Đồn biên phòng Long Vĩnh chỉ đạo Trạm y tế quân dân y kết hợp tổ chức lắp đặt thùng từ thiện để tiếp nhận sự góp từ các tấm lòng hảo tâm, mạnh thường quân để có thêm kinh phí chia sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo.

Ngoài ra, toàn bộ phí khám, chữa bệnh theo quy định của Sở Y tế tỉnh  Trà Vinh đều được Trạm giữ lại, bổ sung vào quỹ từ thiện. Từ đó đã có hàng trăm lượt người được khám chữa bệnh miễn phí.

“Những người đến khám bệnh và thấy Thùng từ thiện người ta cũng bỏ vô, rồi mình tích lũy dần, đến cuối năm mở ra để dành hỗ trợ những đối tượng như sư ở chùa, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người neo đơn, khuyết tật, bệnh hiểm nghèo. Bình quân một tháng hỗ trợ được 2-3 triệu đồng, tháng ít cũng 1-2 triệu. Riêng trường hợp cấp cứu nặng, phải đưa lên trên, mình liên hệ mạnh thường quân có xe để đưa đi hoàn toàn miễn phí”, Thượng úy, Y sĩ  Ngô Minh Giác, cán bộ phụ trách Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh cho biết.

Hiện nay, mỗi ngày Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh có từ 30 đến 40 lượt người đến tới khám, chữa bệnh, trong đó có nhiều người ở các địa phương ngoài huyện và các tỉnh lân cận. Ngoài tiếp nhận khám chữa bệnh tại chỗ cho các bệnh nhân, Trạm y tế Đồn biên phòng Long Vĩnh còn phối hợp với các trung tâm y tế tổ chức những đợt khám, cấp thuốc miễn phí đến tận các ấp cho người dân; tuyên truyền cho bà con về cách phòng bệnh, giúp bà con nâng cao ý thức trong phòng ngừa bệnh tật.

“Để vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, gắn với chăm sóc sức khỏe cho bà con nhân dân, Đảng ủy Ban chỉ huy trong thời gian qua cũng quan tâm vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần cử lực lượng y, bác sĩ để tăng cường khám chữa bệnh cho bà con. Do đó, những năm qua bà con ở đây rất tin tưởng vào lực lượng của Đồn cũng như của Trạm. Ngoài khám bệnh thì lực lượng quân y của đơn vị cũng thực hiện tốt công tác dân vận, rồi phát động bà con tham gia cùng lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn khu vực biên giới. Tình gắn kết giữa bộ đội và bà con nhân dân rất tốt”, Thiếu tá Huỳnh Quốc Lữ, chính trị viên, Đồn biên phòng Long Vĩnh cho biết.

Thực tế cho thấy, Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh nói riêng và các phòng khám quân dân y trên địa bàn biên giới nói chung là địa chỉ không thể thiếu đối với người dân, đặc biệt là người nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc. Trạm y tế không chỉ góp phần giảm thiểu chi phí khám, điều trị cho nhân dân, mà còn giúp kéo giảm sự quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện tuyến trên, ngăn chặn được nhiều loại dịch bệnh phát sinh trên địa bàn và đời sống của người dân vùng biên được tốt hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng
Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số
Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong số đó, gần 89% là hộ dân tộc thiểu số. Tỉnh đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai tập trung giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong số đó, gần 89% là hộ dân tộc thiểu số. Tỉnh đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số
Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo kế hoạch mới ban hành của UBND tỉnh Gia Lai, từ nay tới 2025, tỉnh sẽ triển khai 7 dự án giảm nghèo bền vững. Trong đó, tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất, tạo sinh kế bền vững ở vùng dân tộc thiểu số.

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai triển khai 7 dự án để giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo kế hoạch mới ban hành của UBND tỉnh Gia Lai, từ nay tới 2025, tỉnh sẽ triển khai 7 dự án giảm nghèo bền vững. Trong đó, tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất, tạo sinh kế bền vững ở vùng dân tộc thiểu số.

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn, ở huyện Đồng Hỷ có trên 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cùng với việc đầu tư về điện, đường, trường, trạm thì công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân nơi đây bớt đi cái khổ vì thiếu nước

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn, ở huyện Đồng Hỷ có trên 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cùng với việc đầu tư về điện, đường, trường, trạm thì công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân nơi đây bớt đi cái khổ vì thiếu nước

Hàng chục ngàn hộ nông dân dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng giúp nhau làm giàu
Hàng chục ngàn hộ nông dân dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng giúp nhau làm giàu

VOV.VN - Từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại Sóc Trăng xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế, kinh doanh cho hiệu quả cao, nhiều hộ nông dân giỏi có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn, trong đó có nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số.

Hàng chục ngàn hộ nông dân dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng giúp nhau làm giàu

Hàng chục ngàn hộ nông dân dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng giúp nhau làm giàu

VOV.VN - Từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại Sóc Trăng xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế, kinh doanh cho hiệu quả cao, nhiều hộ nông dân giỏi có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn, trong đó có nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số.

Phụ nữ Mông ở Sa Pa lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ mai sau
Phụ nữ Mông ở Sa Pa lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ mai sau

VOV.VN -Giữa nhịp sống hối hả của thời đại 4.0, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa (Lào Cai) vẫn bền bỉ duy trì nghề thủ công se lanh, nhuộm, dệt vải, thêu may truyền thống, lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ sau.

Phụ nữ Mông ở Sa Pa lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ mai sau

Phụ nữ Mông ở Sa Pa lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ mai sau

VOV.VN -Giữa nhịp sống hối hả của thời đại 4.0, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa (Lào Cai) vẫn bền bỉ duy trì nghề thủ công se lanh, nhuộm, dệt vải, thêu may truyền thống, lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ sau.