Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu đa dạng nguồn vốn

VOV.VN - Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thêm các giải pháp hỗ trợ tài chính, sáng nay, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ tài chính trên nền tảng công nghệ cho các Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam”.

Từ khi nước ta thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực, trong đó có các Hiệp định thương mại quan trọng như EVFTA, CPTTP, tình hình xuất khẩu sang các khu vực thị trường lớn của thế giới tăng trưởng rất tích cực. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh và tiến tới mức 200% GDP thể hiện sự tham gia và phụ thuộc vào thị trường thế giới của nền kinh tế Việt Nam ở mức cao.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch VCCI, nửa cuối năm 2022 và những tháng đầu năm nay, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy giảm nhu cầu tiêu dùng ở một số thị trường là đối tác thương mại quan trọng như Hoa Kỳ, EU... đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Vì thế, việc tìm các giải pháp về tài chính cấp vốn cho doanh nghiệp nhằm tiếp tục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng.

“Để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bên cạnh việc tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại, tìm kiếm thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Các biện pháp và giải pháp tài trợ, cấp vốn cho xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro thanh toán trong hoạt động xuất khẩu là quan trọng. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình VCCI cũng đang triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và tăng cường các nguồn, các giải pháp về tài chính để đáp ứng nguyện vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp” - ông Bùi Trung Nghĩa nói.

Các chuyên gia, diễn giả cho rằng, để tăng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, việc hoàn thiện hành lang pháp lý như cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cả bao thanh toán, cho vay chiết khấu dựa trên các khoản phải thu của doanh nghiệp để giảm phụ thuộc vào tài sản đảm bảo là rất cần thiết. Đặc biệt Chính phủ cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế thử nghiệm công nghệ tài chính Fintech. Các cơ quan quản lý cũng cần phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các nguồn vốn trực tuyến… Nâng cao hiệu quả Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh giáo dục tài chính toàn diện cho doanh nghiệp và người dân.

Cùng với đó, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, chính sách hỗ trợ. Đồng thời là phải tăng năng lực cạnh tranh, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa nguồn vốn…

“Doanh nghiệp có thể chiết khấu bộ chứng từ của mình cho ngân hàng hoặc cho một số tổ chức tài chính trung gian. Cùng đó, doanh nghiệp cũng cần phải chủ động hơn nghiên cứu để tiếp cận những chương trình gói hỗ trợ về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Chính phủ, Gói về miễn giảm, thuế phí khoảng 200.000 tỷ đồng trong năm nay” - chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng tồn kho đã qua đỉnh, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
Hàng tồn kho đã qua đỉnh, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu

VOV.VN - Hàng tồn kho đã qua đỉnh, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới. Đó là ý kiến của đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 với chủ đề “Vượt gian khó đón tương lai” do Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM phối hợp cùng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM vừa tổ chức ngày 18/7.

Hàng tồn kho đã qua đỉnh, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu

Hàng tồn kho đã qua đỉnh, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu

VOV.VN - Hàng tồn kho đã qua đỉnh, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới. Đó là ý kiến của đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 với chủ đề “Vượt gian khó đón tương lai” do Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM phối hợp cùng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM vừa tổ chức ngày 18/7.

Cơ hội xuất khẩu gạo và những cảnh báo cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu gạo và những cảnh báo cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong tháng 6/2023 đã lên tới 650 USD/tấn, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Ấn Độ xem xét cấm xuất khẩu các loại gạo mở ra cơ hội lớn trong xuất khẩu gạo cả về lượng và giá cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam những tháng cuối năm.

Cơ hội xuất khẩu gạo và những cảnh báo cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu gạo và những cảnh báo cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong tháng 6/2023 đã lên tới 650 USD/tấn, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Ấn Độ xem xét cấm xuất khẩu các loại gạo mở ra cơ hội lớn trong xuất khẩu gạo cả về lượng và giá cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam những tháng cuối năm.

Thông tư 33 kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thông tư 33 kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

VOV.VN - Hàng của doanh nghiệp nhập khẩu không phải lưu kho quá lâu ở cảng để chờ chứng từ gốc để làm thủ tục. Đây là một trong những nội dung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Thông tư số 33/2023 Quy định về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính vừa ban hành.

Thông tư 33 kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thông tư 33 kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

VOV.VN - Hàng của doanh nghiệp nhập khẩu không phải lưu kho quá lâu ở cảng để chờ chứng từ gốc để làm thủ tục. Đây là một trong những nội dung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Thông tư số 33/2023 Quy định về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính vừa ban hành.