Phần Lan hoàn tất những bước cuối cùng gia nhập NATO 

VOV.VN - Ngày 1/3, Nghị viện Phần Lan đã bỏ phiếu ủng hộ với tỷ lệ áp đảo kế hoạch xin gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) của nước này, hoàn tất những bước chuẩn bị cuối cùng để gia nhập NATO trước Thuỵ Điển.

 

Với 184 phiếu ủng hộ trên tổng số 200 phiếu, Nghị viện Phần Lan ngày 01/03 đã bỏ phiếu chấp nhận các hiệp ước của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, mở đường cho chính phủ Phần Lan hoàn tất những bước chuẩn bị cuối cùng để gia nhập NATO.

Việc Nghị viện Phần Lan bỏ phiếu ủng hộ không đồng nghĩa với việc Phần Lan sẽ ngay lập tức trở thành thành viên NATO một khi nhận được sự phê chuẩn của 2 thành viên NATO cuối cùng là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cuộc bỏ phiếu này sẽ cho phép Tổng thống Phần Lan ký vào văn bản luật gia nhập NATO trong vòng 3 tháng tới. Đây cũng được coi là động thái ngăn ngừa rủi ro của Nghị viện Phần Lan bởi nước này sẽ bước vào cuộc bầu cử lập pháp đầu tháng 04/2023, khiến nhiều người lo ngại nguy cơ sẽ có một khoảng trống chính trị khi Nghị viện khoá mới chưa đi vào hoạt động.

Trên thực tế, các cản trở về việc Phần Lan gia nhập NATO cũng đã gần như được gỡ bỏ. Trong ngày 1/3, đảng cầm quyền tại Hungary của Thủ tướng Viktor Orban cũng tuyên bố ủng hộ Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayip Erdogan cũng đã khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cho Phần Lan gia nhập NATO, chỉ phản đối Thuỵ Điển.         

Các động thái này làm gia tăng khả năng Phần Lan sẽ gia nhập NATO trong vòng 3 tháng tới mà không chờ Thuỵ Điển, dù hai quốc gia Bắc Âu cùng nộp đơn gia nhập NATO vào cuối năm 2022 và nhiều lần khẳng định nguyện vọng cùng gia nhập NATO nhằm tối đa hoá các thuận lợi về mặt an ninh và tổ chức. Tuy nhiên, do Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang kiên quyết phản đối Thuỵ Điển nên trong thời gian qua, rất nhiều quan chức NATO cũng đã lên tiếng cho rằng Phần Lan nên gia nhập NATO trước mà không cần chờ Thuỵ Điển. Phát biểu sau phiên bỏ phiếu của Nghị viện Phần Lan, Ngoại trưởng Phần Lan, Pekka Haavisto cho rằng các động thái phê duyệt chậm trễ của Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là không công bằng trong bối cảnh hiện nay.   

“Đương nhiên là chúng tôi khá tổn thương khi đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thuỵ Điển đều rất nhanh chóng được 28 thành viên NATO phê chuẩn nhưng lại bị hai quốc gia là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ trì hoãn và hiện vẫn còn rất nhiều lo ngại liên quan đến đơn gia nhập của Thuỵ Điển. Tôi nghĩ việc lôi kéo các vấn đề khác vào đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thuỵ Điển là không công bằng bởi đây là vấn đề an ninh khi đang có một cuộc chiến tại châu Âu”, Ngoại trưởng Phần Lan nói.

Theo quy định của NATO, một quốc gia ứng cử viên muốn gia nhập liên minh quân sự này cần phải được sự đồng ý của toàn bộ 30 quốc gia thành viên NATO. Đại đa số các nước NATO ủng hộ ý định của Phần Lan, Thuỵ Điển nhưng chỉ có Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn do dự. 

Lí do của Hungary là không muốn biến châu Âu thành nơi leo thang quân sự trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine ngày càng phức tạp, trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ muốn hai quốc gia Bắc Âu, đặc biệt là Thuỵ Điển, phải nhượng bộ trong việc dẫn độ cho Thổ Nhĩ Kỳ những nhân vật người Kurd bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là khủng bố./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Putin: Nga sẽ tính tới các khả năng hạt nhân của NATO
Tổng thống Putin: Nga sẽ tính tới các khả năng hạt nhân của NATO

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn phát sóng ngày 26/2 rằng sau khi Nga dừng tham gia vào thỏa thuận kiểm soát vũ khí cuối cùng với Mỹ, nước này sẽ "tính tới" các khả năng vũ khí hạt nhân không chỉ của Mỹ mà còn của các nước NATO khác như Pháp và Anh.

Tổng thống Putin: Nga sẽ tính tới các khả năng hạt nhân của NATO

Tổng thống Putin: Nga sẽ tính tới các khả năng hạt nhân của NATO

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn phát sóng ngày 26/2 rằng sau khi Nga dừng tham gia vào thỏa thuận kiểm soát vũ khí cuối cùng với Mỹ, nước này sẽ "tính tới" các khả năng vũ khí hạt nhân không chỉ của Mỹ mà còn của các nước NATO khác như Pháp và Anh.

Tổng thư ký NATO: Xung đột ở Ukraine trở thành “cuộc chiến hậu cần”
Tổng thư ký NATO: Xung đột ở Ukraine trở thành “cuộc chiến hậu cần”

VOV.VN - Nga hiện đang chiến thắng trong cuộc đua về đạn dược, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá.

Tổng thư ký NATO: Xung đột ở Ukraine trở thành “cuộc chiến hậu cần”

Tổng thư ký NATO: Xung đột ở Ukraine trở thành “cuộc chiến hậu cần”

VOV.VN - Nga hiện đang chiến thắng trong cuộc đua về đạn dược, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá.

Quốc gia NATO từ chối cung cấp S-300 cho Ukraine
Quốc gia NATO từ chối cung cấp S-300 cho Ukraine

VOV.VN - Athens sẽ không chuyển các hệ thống tên lửa S-300 do Nga sản xuất cho Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp xác nhận.

Quốc gia NATO từ chối cung cấp S-300 cho Ukraine

Quốc gia NATO từ chối cung cấp S-300 cho Ukraine

VOV.VN - Athens sẽ không chuyển các hệ thống tên lửa S-300 do Nga sản xuất cho Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp xác nhận.