Phản ứng của Nga khi ông Kissinger nói về khả năng Ukraine gia nhập NATO

VOV.VN - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định mặc dù cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger có nhiều kinh nghiệm nhưng ông đã "hoàn toàn sai lầm" khi đề xuất rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ đảm bảo hòa bình.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã thay đổi quan điểm về việc Ukraine trở thành thành viên NATO. Ông nhận định với The Economist rằng hòa bình ở châu Âu không thể đạt được nếu Kiev không gia nhập liên minh quân sự này.

Tuy nhiên, lý do ông đưa ra mâu thuẫn với luồng quan điểm chủ lưu về vấn đề này. Ông Kissinger tin rằng việc đưa Ukraine vào NATO sẽ ngăn các chính trị gia hành động đơn phương liên quan đến các tuyên bố chủ quyền.

Dù vậy, năm ngoái cựu Ngoại trưởng Mỹ cho rằng "chính sách của Mỹ nhằm đưa Ukraine vào NATO là thiếu khôn ngoan". Ông cũng nhận định sự mở rộng của NATO về phía Đông sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 đã loại bỏ vùng đệm lịch sử của Nga.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ lại cho rằng "vì an toàn của châu Âu, Ukraine nên ở trong NATO". Ông thừa nhận mình đã thay đổi suy nghĩ và cho rằng việc Ukraine nằm dưới sự kiểm soát chính thức của NATO cũng sẽ nằm trong lợi ích của Nga.

"Nếu có dịp trao đổi với Tổng thống Putin, tôi sẽ nói với ông ấy rằng sẽ an toàn hơn khi Ukraine ở trong NATO”, ông Kissinger nói.

Theo cựu Ngoại trưởng Mỹ, lập trường của một số nước Tây Âu về tư cách thành viên của Ukraine "vô cùng nguy hiểm".

"Châu Âu nói rằng không muốn Ukraine ở trong NATO bởi điều đó quá rủi ro. Vì thế, họ trang bị cho Ukraine những vũ khí tiên tiến nhất. Làm sao mà điều đó có thể hiệu quả?", ông Kissinger đặt câu hỏi.

Năm 2008, NATO tuyên bố Ukraine sẽ gia nhập liên minh nhưng không đề cập thời gian cụ thể. Ông Kissinger cho rằng, “quyết định để ngỏ tư cách thành viên của Ukraine trong NATO là rất sai lầm". Theo ông, khả năng Ukraine có thể gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu đã trở thành "bước ngoặt cuối cùng" khiến Tổng thống Putin quyết định tiến hành chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết, "đây không phải là lúc quyết định" về vị trí của Ukraine trong NATO. Tổng thống Litva Gitanas Nauseda cũng nói rằng, "rất khó" để Ukraine trở thành thành viên NATO khi vẫn đang xung đột với Nga.

Nga coi sự mở rộng của NATO về phía Đông là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng. Moscow đã chỉ rõ, việc Kiev thúc đẩy tiến trình gia nhập liên minh này là một trong những lý do chính Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.

Phản ứng về những bình luận của cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định, mặc dù ông Kissinger có nhiều kinh nghiệm nhưng ông đã "hoàn toàn sai lầm" khi đề xuất rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ đảm bảo hòa bình. Ông Medvedev khẳng định, thay vào đó, điều này chỉ dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Theo ông Medvedev, nếu NATO quyết định cho phép Ukraine gia nhập, "chính quyền dân tộc chủ nghĩa ở Kiev sẽ không từ bỏ nỗ lực giành lại các vùng lãnh thổ đã mất". Để phản ứng, Moscow "sẽ phải đáp trả mạnh mẽ bằng mọi phương tiện sẵn có", động thái có thể kích hoạt Điều 5 Hiệp ước NATO, theo đó khẳng định cuộc tấn công vào một thành viên là cuộc tấn công vào toàn liên minh, ông Medvedev giải thích./.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 18/5

VOV.VN - 24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng liên quan đến xung đột tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là việc lãnh đạo tình báo Ukraine kêu gọi lập khu phi quân sự với Nga và Ukraine tuyên bố không chấp nhận kế hoạch hòa bình nếu phải mất lãnh thổ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xem UAV cảm tử của Nga phá hủy pháo tự hành Gvozdika của Ukraine
Xem UAV cảm tử của Nga phá hủy pháo tự hành Gvozdika của Ukraine

VOV.VN - Sputnik ngày 18/5 đăng tải video cho thấy UAV cảm tử của quân đội Nga đã phá hủy một hệ thống pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Ukraine với độ chính xác cao.

Xem UAV cảm tử của Nga phá hủy pháo tự hành Gvozdika của Ukraine

Xem UAV cảm tử của Nga phá hủy pháo tự hành Gvozdika của Ukraine

VOV.VN - Sputnik ngày 18/5 đăng tải video cho thấy UAV cảm tử của quân đội Nga đã phá hủy một hệ thống pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Ukraine với độ chính xác cao.

Cách Ukraine có thể lật ngược thế cờ với Nga nhờ vào vũ khí phương Tây
Cách Ukraine có thể lật ngược thế cờ với Nga nhờ vào vũ khí phương Tây

VOV.VN - Vấn đề sau có thể khiến giới chỉ huy Nga phải suy nghĩ nhiều: Điều gì đã khiến phòng không Ukraine đợt vừa qua bỗng khó bị xuyên thủng? Ukraine dường như đã có cách để cải thiện năng lực phòng thủ trước cuộc tập kích tên lửa của Nga.

Cách Ukraine có thể lật ngược thế cờ với Nga nhờ vào vũ khí phương Tây

Cách Ukraine có thể lật ngược thế cờ với Nga nhờ vào vũ khí phương Tây

VOV.VN - Vấn đề sau có thể khiến giới chỉ huy Nga phải suy nghĩ nhiều: Điều gì đã khiến phòng không Ukraine đợt vừa qua bỗng khó bị xuyên thủng? Ukraine dường như đã có cách để cải thiện năng lực phòng thủ trước cuộc tập kích tên lửa của Nga.

NYT: Mỹ ngăn châu Âu huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16
NYT: Mỹ ngăn châu Âu huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16

VOV.VN - Nếu không có sự chấp thuận của Washington, lực lượng không quân của Kiev chỉ có thể nhận được các bài học về ngôn ngữ và chiến thuật, một quan chức giấu tên tiết lộ với New York Times.

NYT: Mỹ ngăn châu Âu huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16

NYT: Mỹ ngăn châu Âu huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16

VOV.VN - Nếu không có sự chấp thuận của Washington, lực lượng không quân của Kiev chỉ có thể nhận được các bài học về ngôn ngữ và chiến thuật, một quan chức giấu tên tiết lộ với New York Times.

Vũ khí hạng nặng phương Tây quyết định thời điểm phản công của Ukraine
Vũ khí hạng nặng phương Tây quyết định thời điểm phản công của Ukraine

VOV.VN - Nhiều chuyên gia quân sự cũng cho rằng, lợi thế mà Ukraine giành được xung quanh Bakhmut không phải bước khởi đầu cho cuộc phản công, mà điều này chỉ thực sự diễn ra khi Ukraine thực hiện bước cuối cùng là tập kết toàn bộ xe tăng và xe bọc thép phương Tây.

Vũ khí hạng nặng phương Tây quyết định thời điểm phản công của Ukraine

Vũ khí hạng nặng phương Tây quyết định thời điểm phản công của Ukraine

VOV.VN - Nhiều chuyên gia quân sự cũng cho rằng, lợi thế mà Ukraine giành được xung quanh Bakhmut không phải bước khởi đầu cho cuộc phản công, mà điều này chỉ thực sự diễn ra khi Ukraine thực hiện bước cuối cùng là tập kết toàn bộ xe tăng và xe bọc thép phương Tây.