Phản ứng của Philippines về AUKUS

VOV.VN - Sự ra đời của liên minh AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ đang tạo ra một trục quan hệ quốc tế mới. Tiếp sau Indonesia, Malaysia và Singapore, Philippines cũng đã có phản ứng chính thức về động thái này.

Truyền thông Australia ngày 21/9 đưa tin về phản ứng của Philippine trước sự ra đời của liên minh AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ.

Trích dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin, truyền thông Australia cho biết, Philippines ủng hộ sự ra đời của AUKUS khi khẳng định trong bối cảnh “các quốc gia ASEAN không có đủ năng lực quân sự để duy trì hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á” ông hy vọng “việc nâng cao năng lực quân sự mới của Australia thông qua quan hệ đối tác an ninh 3 bên sẽ có lợi về lâu dài ngay cả đối với phía bên kia.”

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines khẳng định “sự gần gũi giúp cho phản ứng nhanh, qua đó nâng cao năng lực của một đồng minh và bạn bè gần gũi của ASEAN để kịp thời ứng phó với mối đe dọa đối với khu vực hoặc thách thức đối với hiện trạng. Và điều này đòi hỏi nâng cao khả năng của Australia, cùng với năng lực quân sự của đồng minh, để đạt được mục đích này”.

Sự ra đời của liên minh AUKUS và dự án hợp tác đầu tiên của nhóm này trong việc sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia đang được các nước trong khu vực Đông Nam Á quan tâm và có những phản ứng khác nhau.

Khác với Philippines, Indonesia và Malaysia bày tỏ lo ngại trước việc Mỹ và Anh phối hợp sản xuất tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân cho Australia vì cho rằng động thái này có thể làm “gia tăng chạy đua vũ trang và kích động các cường quốc khác trong khu vực”.

Trong khi đó, Singapore lại tỏ thái độ trung lập hơn khi hy vọng thỏa thuận “sẽ đóng góp mang tính xây dựng vào hòa bình và ổn định trong khu vực và bổ sung vào cấu trúc khu vực”.

Trong bối cảnh các quốc gia Đông Nam Á đang có những phản ứng khác nhau trước việc hình thành AUKUS và việc Mỹ và Anh cùng phối hợp sản xuất tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân cho Australia, hôm qua, trong lúc đang trên đường đến Mỹ, Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Indonesia Yoko Widodo. Trong cuộc trao đổi, Thủ tướng Australia khẳng định Australia không tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân và nước này sẽ tuân thủ mọi nghĩa vụ của một thành viên của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Thủ tướng Australia cũng cho biết, AUKUS sẽ “đóng góp vào hòa bình, ổn định và sự cân bằng chiến lược trong khu vực”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS
Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

VOV.VN - Thỏa thuận giữa Australia, Anh và Mỹ về chia sẻ công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã khiến nhiều người ở Ấn Độ đặt câu hỏi vì sao nước này không được Mỹ chia sẻ công nghệ tương tự. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Ấn Độ vẫn được hưởng lợi từ AUKUS.

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

VOV.VN - Thỏa thuận giữa Australia, Anh và Mỹ về chia sẻ công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã khiến nhiều người ở Ấn Độ đặt câu hỏi vì sao nước này không được Mỹ chia sẻ công nghệ tương tự. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Ấn Độ vẫn được hưởng lợi từ AUKUS.

Ngoại trưởng Pháp tổ chức họp báo tại New York – nói về AUKUS, Iran và Libya
Ngoại trưởng Pháp tổ chức họp báo tại New York – nói về AUKUS, Iran và Libya

VOV.VN - Ngày 20/9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã tổ chức họp báo bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ.

Ngoại trưởng Pháp tổ chức họp báo tại New York – nói về AUKUS, Iran và Libya

Ngoại trưởng Pháp tổ chức họp báo tại New York – nói về AUKUS, Iran và Libya

VOV.VN - Ngày 20/9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã tổ chức họp báo bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ.

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?
Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

VOV.VN - Chỉ 2 tuần sau cuộc họp trực tuyến với giới chức Pháp, cam kết thúc đẩy hợp tác quốc phòng, Australia bất ngờ hủy hợp đồng tàu ngầm chạy diesel-điện với Pháp để theo đuổi chương trình tàu ngầm năng lượng hạt nhân với công nghệ của Mỹ và Anh.

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

VOV.VN - Chỉ 2 tuần sau cuộc họp trực tuyến với giới chức Pháp, cam kết thúc đẩy hợp tác quốc phòng, Australia bất ngờ hủy hợp đồng tàu ngầm chạy diesel-điện với Pháp để theo đuổi chương trình tàu ngầm năng lượng hạt nhân với công nghệ của Mỹ và Anh.