Pháp bị cáo buộc dẫn độ công dân là thành viên IS từ Syria sang Iraq

VOV.VN - Các công dân Pháp là thành viên IS và bị dẫn độ từ Syria sang Iraq đối mặt với án tử hình.

Ngày 12/8, một báo cáo viên của Liên Hợp Quốc đã yêu cầu chính phủ Pháp trả lời về nghi vấn nước này có liên quan tới việc dẫn độ 11 công dân Pháp bị tình nghi tham gia tổ chức khủng bố IS từ Syria sang Iraq hồi đầu năm nay.

Cờ đen IS. Ảnh: BBC.

Báo cáo viên của Liên Hợp Quốc cũng nghi ngờ nước Pháp vi phạm các cam kết quốc tế trong sự việc này.

Trong một lá thư chính thức gửi tới Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 12/8, nhà hoạt động nhân quyền người Pháp, đồng thời là báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, bà Agnès Callamard, đã lên án việc bàn giao các công dân Pháp tham gia tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) hồi đầu năm 2019 từ Syria sang Iraq là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm luật pháp quốc tế.

Trao đổi với Nhật báo Firago của Pháp, bà Agnès Callamard cho biết, trước khi gửi thư cho chính phủ Pháp, bà này đã trao đổi với 7 trong số 11 công dân Pháp bị dẫn độ từ Syria sang Iraq hồi đầu năm. Bà Callamard cáo buộc chính quyền Pháp có sự hỗ trợ "chủ động" hoặc "bị động" trong việc bàn giao 11 người này từ Syria sang Iraq, nơi họ phải đối mặt với án tử hình. Theo bà, nếu như Pháp có liên quan tới việc chuyển giao này thì nước Pháp đã vi phạm các cam kết quốc tế.

Bà Callamard cũng kêu gọi chính phủ Pháp gây sức ép để đưa 11 công dân Pháp bị kết án tử hình tại Iraq về nước để được xét xử một cách công bằng. Theo báo cáo viên của Liên Hợp Quốc, chính phủ Pháp có 2 tháng để trả lời nghi vấn nói trên.

Bộ Ngoại giao Pháp đã ngay lập tức có phản hồi, cho rằng các lập luận của bà Callamard không dựa trên bất cứ trao đổi nào với chính phủ Pháp. Bộ Ngoại giao Pháp sẽ xem xét bức thư, đồng thời cho rằng bà Callamard làm việc với chính phủ Pháp trên tư cách cá nhân, không phải thay mặt cho Liên Hợp Quốc.

Trước đó, vào tháng 1/2019, 11 công dân Pháp bị bắt giữ tại Syria với cáo buộc tham gia tổ chức khủng bố IS đã được dẫn độ đồng loạt sang Iraq. Nước Pháp luôn khẳng định không liên quan tới vụ việc này. Nhưng Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian từng tuyên bố, các tay súng IS là “kẻ thù” của quốc gia và họ nên đối mặt với “công lý” ở Iraq và Syria./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tòa án Iraq kết án tử hình 3 công dân Pháp là thành viên IS
Tòa án Iraq kết án tử hình 3 công dân Pháp là thành viên IS

VOV.VN - Ngoại trưởng Pháp tuyên bố, các tay súng IS là “kẻ thù” của quốc gia và họ nên đối mặt với “công lý” ở Iraq và Syria.

Tòa án Iraq kết án tử hình 3 công dân Pháp là thành viên IS

Tòa án Iraq kết án tử hình 3 công dân Pháp là thành viên IS

VOV.VN - Ngoại trưởng Pháp tuyên bố, các tay súng IS là “kẻ thù” của quốc gia và họ nên đối mặt với “công lý” ở Iraq và Syria.

Pháp kêu gọi Iraq không xử tử 4 công dân là thành viên IS
Pháp kêu gọi Iraq không xử tử 4 công dân là thành viên IS

VOV.VN - Pháp đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn việc 4 công dân nước này bị chính quyền Iraq xử tử.

Pháp kêu gọi Iraq không xử tử 4 công dân là thành viên IS

Pháp kêu gọi Iraq không xử tử 4 công dân là thành viên IS

VOV.VN - Pháp đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn việc 4 công dân nước này bị chính quyền Iraq xử tử.

55.000 tay súng có liên hệ với IS cần được xét xử công bằng
55.000 tay súng có liên hệ với IS cần được xét xử công bằng

VOV.VN - Liên Hợp Quốc cho rằng, các tay súng nước ngoài bị bắt giữ nên được hồi hương nếu họ được xác nhận không phạm các tội ác theo tiêu chuẩn quốc tế.

55.000 tay súng có liên hệ với IS cần được xét xử công bằng

55.000 tay súng có liên hệ với IS cần được xét xử công bằng

VOV.VN - Liên Hợp Quốc cho rằng, các tay súng nước ngoài bị bắt giữ nên được hồi hương nếu họ được xác nhận không phạm các tội ác theo tiêu chuẩn quốc tế.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Iraq và Liên Hợp Quốc đàm phán về việc truy tố các tù nhân IS
Iraq và Liên Hợp Quốc đàm phán về việc truy tố các tù nhân IS

VOV.VN - Chính phủ Iraq đang tổ chức các cuộc đàm phán với Liên Hợp Quốc về khả năng truy tố các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Iraq và Liên Hợp Quốc đàm phán về việc truy tố các tù nhân IS

Iraq và Liên Hợp Quốc đàm phán về việc truy tố các tù nhân IS

VOV.VN - Chính phủ Iraq đang tổ chức các cuộc đàm phán với Liên Hợp Quốc về khả năng truy tố các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Mỹ rút quân khỏi Syria, IS thừa cơ trỗi dậy
Mỹ rút quân khỏi Syria, IS thừa cơ trỗi dậy

VOV.VN - Lầu Năm Góc cho biết, IS đang "trỗi dậy" ở Syria chỉ trong chưa đầy 5 tháng sau khi Tổng thống Trump tuyên bố nhóm khủng bố này đã bị đánh bại 100%.

Mỹ rút quân khỏi Syria, IS thừa cơ trỗi dậy

Mỹ rút quân khỏi Syria, IS thừa cơ trỗi dậy

VOV.VN - Lầu Năm Góc cho biết, IS đang "trỗi dậy" ở Syria chỉ trong chưa đầy 5 tháng sau khi Tổng thống Trump tuyên bố nhóm khủng bố này đã bị đánh bại 100%.