Cuộc sống khởi sắc của bà con bản Chiềng sau 4 năm có cầu vượt lũ

VOV.VN - Từ khi có cây cầu bê tông vững chãi bắc qua suối Tìm, bà con bản Chiềng (Trung Sơn, Quan Hóa, Thanh Hóa) đã không còn bị cô lập trong mùa mưa lũ. Đi lại thuận tiện, giao thương phát triển nên kinh tế ngày càng khởi sắc, cuộc sống của bà con khấm khá, đủ đầy hơn.

Chiều hè tháng 5, anh Phạm Bá Thìu (SN 1983, bản Chiềng) vác từng bó luồng đưa lên chiếc xe ô tô đậu cách nhà một đoạn. Lau vội những giọt mồ hôi, anh cười bảo: “Thế này là nhàn lắm rồi. Trước đây xe ô tô thu mua luồng không vào được gần nhà như bây giờ đâu, tôi toàn phải vác hoặc chở bằng xe máy ra điểm tập kết ở đoạn cống tràn suối Tìm. Ngày mưa lũ, nước suối dâng cao, không chỉ điểm tập kết luồng bị ngập mà bà con cũng bị cô lập luôn”.

Suối Tìm mà anh Thìu nhắc đến đã gắn bó với đời sống của người dân bản Chiềng từ bao đời nay. Ngày thường, nó hiền hòa, cung cấp nước cho dân bản. Thế nhưng, cứ đến mùa mưa lũ vào tháng 7, tháng 8 hàng năm, con suối ấy lại trở thành “hung thần” đe dọa cuộc sống của bà con.

“Để ra được trung tâm xã, dân bản chúng tôi phải đi qua cống tràn suối Tìm. Mùa khô thì không sao nhưng mùa mưa lũ, nước suối dâng cao và chảy xiết, đoạn đường cống tràn ngập sâu nên không thể đi lại. Trẻ con thì phải nghỉ học, người lớn cũng chỉ ở trong nhà”, anh Thìu kể.

Vì thế, cứ nghe tin sắp có mưa lũ, vợ chồng anh Thìu lại gửi cô con gái độc nhất ở nhờ nhà người quen bên trung tâm xã để không làm gián đoạn việc học tập của con. Đợt nào nhanh thì gửi 1 tuần, lâu thì có khi cả tháng.

“Nhưng đó là chuyện của 4 năm trước khi chưa có cầu Tâm Bình thôi. Bây giờ khác lắm rồi, mùa mưa lũ vợ chồng tôi không phải gửi con đi đâu nữa”, giọng anh không giấu nổi niềm vui.

Anh Thìu cho biết, cầu Tâm Bình được khởi công tháng 11/2018 và đến tháng 1/2019 thì đưa vào sử dụng, thay cho cống tràn cũ. Kinh phí xây dựng cầu do Công ty Dược phẩm Tâm Bình tài trợ 600 triệu đồng. Từ khi có cây cầu vượt lũ bằng bê tông kiên cố, người dân bản Chiềng đã không còn lo giao thông bị chia cắt, làng bản bị cô lập khi mưa lớn, lũ to. Người lớn vẫn có thể làm ăn kinh tế, trẻ con không phải nghỉ học dài ngày.

Theo lời người dân bản Chiềng, cầu Tâm Bình rộng rãi, sạch đẹp, xe ô tô di chuyển dễ dàng nên việc mua bán hàng hóa cũng thuận lợi hơn. Trước đây, đi lại khó khăn nên thương lái thu mua nông sản như sắn, luồng theo mùa, giờ thì họ thu mua quanh năm, đánh xe vào tận gần nhà nên người dân đỡ công bốc vác, vận chuyển, vừa đỡ vất vả mà thu nhập lại tốt hơn trước nhiều. Kinh tế cải thiện nên bà con rất phấn khởi, có điều kiện sắm sửa thêm đồ dùng vật dụng cho gia đình.

Ông Phạm Minh Thiệm (nguyên Chủ tịch xã Trung Sơn) cho biết, bản Chiềng hiện nay có 63 hộ dân với tổng cộng 244 nhân khẩu. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, chăn nuôi.

“4 năm trước, khi chưa có cầu Tâm Bình, cứ lũ là mọi hoạt động ở bản bị ngừng trệ. Nhiều lần các hộ phải sang vay muối của nhau, đợi đến khi hết mưa, nước rút bớt thì mới sang xã mua mắm muối được. Những tháng mưa lũ bà con hầu như không đi lại, làm ăn gì được, đã nghèo lại càng thêm nghèo.

Bây giờ cuộc sống khởi sắc hơn rất nhiều, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt tinh thần. Những dịp lễ lạt, dân bản lại dòng điện thắp sáng cây cầu rồi cùng nhau đốt lửa, ngồi trò chuyện, ca hát nhảy múa rất vui. Cây cầu không chỉ kết nối giao thông mà còn kết nối bà con dân bản”, ông nói.

Ông Nguyễn Minh Hoàng (Phó Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình) cho biết, ngày 20 – 21/5 vừa qua, nhân dịp phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí tại huyện Quan Hóa, ông và đoàn CBNV Tâm Bình đã đến thăm lại bản Chiềng. Ông chia sẻ: “Cầu Tâm Bình được bà con trân trọng, giữ gìn nên đến nay trông vẫn sạch đẹp như mới. Tôi rất vui mừng khi thấy sau 4 năm có cây cầu này, cuộc sống của bà con dân bản đang tốt lên từng ngày. Đây là động lực rất lớn để Tâm Bình tiếp tục nối dài những hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ bà con ở những vùng miền núi xa xôi của Tổ Quốc”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dược phẩm Tâm Bình và căn nhà nghĩa tình nơi biên giới
Dược phẩm Tâm Bình và căn nhà nghĩa tình nơi biên giới

VOV.VN - Cả gia đình 17 người chen chúc trong căn nhà cũ xập xệ, nắng xiên, mưa dột, gió lùa, bao năm trời ông Cứ Mí Cáy mơ về một căn nhà kiên cố. Ông không ngờ, có ngày giấc mơ tưởng xa vời lại thành hiện thực…

Dược phẩm Tâm Bình và căn nhà nghĩa tình nơi biên giới

Dược phẩm Tâm Bình và căn nhà nghĩa tình nơi biên giới

VOV.VN - Cả gia đình 17 người chen chúc trong căn nhà cũ xập xệ, nắng xiên, mưa dột, gió lùa, bao năm trời ông Cứ Mí Cáy mơ về một căn nhà kiên cố. Ông không ngờ, có ngày giấc mơ tưởng xa vời lại thành hiện thực…

Dược phẩm Tâm Bình - 10 năm sáng mãi chữ Tâm
Dược phẩm Tâm Bình - 10 năm sáng mãi chữ Tâm

VOV.VN - Ngày 13/12/2010, Dược phẩm Tâm Bình chính thức ghi tên trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Trải qua nhiều khó khăn, Dược phẩm Tâm Bình vẫn luôn đứng vững, là thương hiệu uy tín, được đông đảo người dân tin dùng.

Dược phẩm Tâm Bình - 10 năm sáng mãi chữ Tâm

Dược phẩm Tâm Bình - 10 năm sáng mãi chữ Tâm

VOV.VN - Ngày 13/12/2010, Dược phẩm Tâm Bình chính thức ghi tên trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Trải qua nhiều khó khăn, Dược phẩm Tâm Bình vẫn luôn đứng vững, là thương hiệu uy tín, được đông đảo người dân tin dùng.

Vì sao người bệnh chọn sản phẩm Đại tràng Tâm Bình?
Vì sao người bệnh chọn sản phẩm Đại tràng Tâm Bình?

VOV.VN - Đại tràng Tâm Bình được giới chuyên môn đánh giá cao và hàng nghìn người bệnh tin dùng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Vì sao người bệnh chọn sản phẩm Đại tràng Tâm Bình?

Vì sao người bệnh chọn sản phẩm Đại tràng Tâm Bình?

VOV.VN - Đại tràng Tâm Bình được giới chuyên môn đánh giá cao và hàng nghìn người bệnh tin dùng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa.