Pháp đề xuất thành lập “Quỹ tiết kiệm chung châu Âu”

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hôm qua (23/2) đã đề xuất Liên minh châu Âu (EU) thành lập một mô hình tương tự như “Quỹ tiết kiệm chung châu Âu” để huy động các nguồn vốn tiết kiệm trong người dân châu Âu phục vụ tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại.

Phát biểu trước thềm Hội nghị bộ trưởng tài chính các nước EU tại thành phố Gand của Bỉ, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết thị trường vốn của EU đang bị phân mảnh, chia rẽ giữa các thành viên do lợi ích quốc gia khác nhau. Vốn hóa của các thị trường chứng khoán châu Âu đang thấp hơn bốn lần so với thị trường Mỹ, trong khi tổng sản phẩm quốc nội (PIB) của EU từ mức tương đương với Mỹ vào năm 2008 thì hiện nay đã thấp hơn 20%.

Trước các dự báo tăng trưởng kinh tế chậm lại tại châu Âu, ông Bruno Le Maire cho rằng, EU cần có một quỹ tiết kiệm chung để có thể định hướng lại các nguồn tiền nhàn rỗi trong người dân và chuyển đổi chúng thành các khoản đầu tư kinh doanh dài hạn với thuế suất ưu đãi mà các doanh nghiệp, cá nhân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận. 

Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp, lượng tiền tiết kiệm của người châu Âu hiện vào khoảng 35 nghìn tỷ euro, trong đó khoảng 1/3 số tiền này, tương đương hơn 10 nghìn tỷ euro đang nằm trong các tài khoản ngân hàng, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chưa đến 15% tại Mỹ.

Ông Bruno Le Maire nhấn mạnh: “Tiền của người dân châu Âu đang ngủ trong khi lẽ ra phải vận động. Nếu muốn thay đổi điều này, Liên minh thị trường vốn châu Âu phải được thành lập ngay lập tức và phải đạt những bước tiến mới ngay trong năm nay”.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire thừa nhận đề xuất của Pháp sẽ khó có nhận được sự đồng thuận của cả 27 quốc gia thành viên EU nhưng vẫn có thể khởi đầu với một nhóm các quốc gia và mở rộng thêm về sau này.

Trước đề xuất của Pháp nhiều năm, EU cũng đã thành lập quỹ “Hưu trí cá nhân liên châu Âu” (PEPP) vào năm 2019 nhưng việc phân phối nguồn vốn đã gặp khó khăn do mức định giá và thuế khoá không hài hòa giữa các quốc gia thành viên.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng đề xuất Cơ quan thị trường và chứng khoán châu Âu (ESMA) thực hiện giám sát đối với các tổ chức quản lý tài sản, ngân hàng và các sàn giao dịch chứng khoán tại châu Âu theo hình thức tự nguyện, đồng thời đưa ra “Dự án bảo lãnh chứng khoán” để chứng khoán không còn đè nặng lên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, cho phép các ngân hàng có thể cho cá nhân và doanh nghiệp vay nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU sẽ giải ngân hàng tỷ euro viện trợ cho Ba Lan
EU sẽ giải ngân hàng tỷ euro viện trợ cho Ba Lan

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm qua cho biết Brussels sẽ giải ngân khoản viện trợ lên tới 137 tỷ euro (148 tỷ USD) cho Ba Lan vốn đã bị đóng băng vì tranh chấp dân chủ với Warsaw.

EU sẽ giải ngân hàng tỷ euro viện trợ cho Ba Lan

EU sẽ giải ngân hàng tỷ euro viện trợ cho Ba Lan

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm qua cho biết Brussels sẽ giải ngân khoản viện trợ lên tới 137 tỷ euro (148 tỷ USD) cho Ba Lan vốn đã bị đóng băng vì tranh chấp dân chủ với Warsaw.

Latvia trở thành quốc gia EU đầu tiên cấm nhập khẩu nông sản của Nga
Latvia trở thành quốc gia EU đầu tiên cấm nhập khẩu nông sản của Nga

VOV.VN - Ngày 22/2, Quốc hội Latvia vừa thông qua việc cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Nga và Belarus, khiến nước này trở thành quốc gia Liên minh châu Âu đầu tiên đưa ra lệnh cấm như vậy.

Latvia trở thành quốc gia EU đầu tiên cấm nhập khẩu nông sản của Nga

Latvia trở thành quốc gia EU đầu tiên cấm nhập khẩu nông sản của Nga

VOV.VN - Ngày 22/2, Quốc hội Latvia vừa thông qua việc cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Nga và Belarus, khiến nước này trở thành quốc gia Liên minh châu Âu đầu tiên đưa ra lệnh cấm như vậy.

Biểu tình phản đối chính sách nông nghiệp EU đang lan rộng ở Đông Nam Âu
Biểu tình phản đối chính sách nông nghiệp EU đang lan rộng ở Đông Nam Âu

VOV.VN - Ngày 22/2 tiếp tục có hàng nghìn nông dân Séc và Slovakia tập trung biểu tình ở nhiều tuyến đường khu vực biên giới nhằm phản đối tình trạng khủng hoảng giá sản phẩm nông nghiệp ở nhiều quốc gia do hàng hóa từ Ukraine và kiến nghị cần thay đổi về chính sách nông nghiệp của EU.

Biểu tình phản đối chính sách nông nghiệp EU đang lan rộng ở Đông Nam Âu

Biểu tình phản đối chính sách nông nghiệp EU đang lan rộng ở Đông Nam Âu

VOV.VN - Ngày 22/2 tiếp tục có hàng nghìn nông dân Séc và Slovakia tập trung biểu tình ở nhiều tuyến đường khu vực biên giới nhằm phản đối tình trạng khủng hoảng giá sản phẩm nông nghiệp ở nhiều quốc gia do hàng hóa từ Ukraine và kiến nghị cần thay đổi về chính sách nông nghiệp của EU.

Tròn 2 năm xung đột Ukraine, Mỹ-EU tăng cường trừng phạt Nga
Tròn 2 năm xung đột Ukraine, Mỹ-EU tăng cường trừng phạt Nga

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) hôm qua nhất trí về nguyên tắc gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga, trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng dự kiến công bố bước đi tương tự trong ngày hôm nay. Động thái đưa ra trong bối cảnh ngày 24/02 tới sẽ đánh dấu tròn 2 năm cuộc xung đột nổ ra tại Ukraine.

Tròn 2 năm xung đột Ukraine, Mỹ-EU tăng cường trừng phạt Nga

Tròn 2 năm xung đột Ukraine, Mỹ-EU tăng cường trừng phạt Nga

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) hôm qua nhất trí về nguyên tắc gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga, trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng dự kiến công bố bước đi tương tự trong ngày hôm nay. Động thái đưa ra trong bối cảnh ngày 24/02 tới sẽ đánh dấu tròn 2 năm cuộc xung đột nổ ra tại Ukraine.

EU chia rẽ về gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga
EU chia rẽ về gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga

VOV.VN - Hôm qua (21/02), đại diện của các nước Liên minh Châu Âu đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga, trong đó mở rộng danh sách trừng phạt theo tên của 200 người, công ty hoặc tổ chức mà theo chính sách ngoại giao của EU, có liên quan bằng cách nào đó trong cuộc xung đột ở Ukraine.

EU chia rẽ về gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga

EU chia rẽ về gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga

VOV.VN - Hôm qua (21/02), đại diện của các nước Liên minh Châu Âu đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga, trong đó mở rộng danh sách trừng phạt theo tên của 200 người, công ty hoặc tổ chức mà theo chính sách ngoại giao của EU, có liên quan bằng cách nào đó trong cuộc xung đột ở Ukraine.