Pháp đoạn tuyệt chính sách Francafrique, nỗ lực làm mới hình ảnh ở châu Phi

VOV.VN - Ngoại trưởng Pháp, bà Catherine Colonna hôm qua (3/9) khẳng định Pháp đã chấm dứt chính sách Francafrique vốn mang đậm cách ứng xử thực dân với châu Phi và đang nỗ lực làm mới hình ảnh nước Pháp với ưu tiên thúc đẩy các liên kết về xã hội, giới trẻ, giáo dục hay văn hoá.

Trong bài trả lời phỏng vấn trên nhật báo “Thế giới” (Le Monde) ngày 3/9, ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna thừa nhận các cuộc đảo chính quân sự vừa qua tại Niger và Gabon hay trước đó là sự đổ vỡ quan hệ với Mali, Burkina Faso đã phần nào ảnh hưởng tới lợi ích của Pháp tại châu Phi.

Trước xu hướng bài Pháp, bà Catherine Colonna nhấn mạnh sự hiện diện của quân đội Pháp tại châu Phi xuất phát từ các đề nghị trợ giúp của các chính phủ tại châu Phi để đối phó với các tổ chức Hồi giáo thánh chiến cũng như hỗ trợ huấn luyện quân sự.

Ngoại trưởng Pháp cho biết Pháp từ lâu đã đoạn tuyệt với chính sách Francafrique (tạm dịch: một châu Phi của nước Pháp) vốn mang đậm cách ứng xử thực dân đối với châu Phi.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2017, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nỗ lực làm mới hình ảnh của nước Pháp tại châu Phi, ưu tiên nối lại sự liên kết xã hội, hướng tới giới trẻ, tri thức, thúc đẩy giao lưu thể thao hay văn hoá nghệ thuật… thay vì chỉ phát triển quan hệ ở cấp chính phủ.

Trong 6 năm qua, đối tác của Pháp tại châu Phi đã tăng 50%, trong đó có cả các những quốc gia mà Pháp trước đây ít quan hệ như Kenya, Ethiopia hay Nam Phi. Đáng chú ý là việc Pháp đã chấp nhận hoàn trả các hiện vật lịch sử cho các quốc gia từng là thuộc địa cũ như Rwanda, Algéria, Cameron và Bénin.

Tại Hội nghị thường niên các Đại sứ cuối tuần trước (28/8), Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna đã có phát biểu lạc quan khi nói về quan hệ Pháp - Phi.

“Tôi tin rằng quan hệ giữa Pháp với các nước châu Phi có một tương lai tốt đẹp. Các phát biểu dân tuý chống Pháp sẽ không che lấp được chất lượng và mức độ quan hệ sâu rộng của Pháp với đa phần các quốc gia châu Phi. Tại lục địa đang phát triển mạnh mẽ này, Pháp vẫn nắm các lợi thế về tri thức doanh nghiệp, tinh hoa đại học, sức sáng tạo văn hoá và sự năng động của cộng đồng người Pháp trẻ tại châu Phi”.

Cũng trong bài trả lời phỏng vấn hôm qua, Ngoại trưởng Pháp cho biết Pháp phản đối các cuộc đảo chính quân sự tại châu Phi và ủng hộ các quyết định của các tổ chức tại khu vực như Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).

Bà Catherine Colonna tiếp tục khẳng định Đại sứ Pháp tại Niger ông Sylvain Itte sẽ tiếp tục ở lại thủ đô Niamey hay quân đội Pháp sẽ không rời khỏi Niger. Pháp sẽ không chấp nhận yêu cầu từ một chính phủ lâm thời không được hình thành qua bầu cử cũng như chưa nhận được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên nhân sâu xa của hàng loạt cuộc đảo chính làm rung chuyển châu Phi
Nguyên nhân sâu xa của hàng loạt cuộc đảo chính làm rung chuyển châu Phi

VOV.VN - Hàng loạt cuộc đảo chính đã làm rung chuyển châu Phi trong thời gian gần đây. Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực tế này?

Nguyên nhân sâu xa của hàng loạt cuộc đảo chính làm rung chuyển châu Phi

Nguyên nhân sâu xa của hàng loạt cuộc đảo chính làm rung chuyển châu Phi

VOV.VN - Hàng loạt cuộc đảo chính đã làm rung chuyển châu Phi trong thời gian gần đây. Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực tế này?

Cái chết của ông chủ Wagner tác động thế nào đến ổn định ở châu Phi?
Cái chết của ông chủ Wagner tác động thế nào đến ổn định ở châu Phi?

VOV.VN - Cái chết của Yevgeny Prigozhin, ông chủ Wagner, sau khi máy bay tư nhân của ông rơi vào ngày 23/8 đã đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của hãng quân sự tư nhân Wagner cũng như tình hình ổn định ở châu Phi hiện nay.

Cái chết của ông chủ Wagner tác động thế nào đến ổn định ở châu Phi?

Cái chết của ông chủ Wagner tác động thế nào đến ổn định ở châu Phi?

VOV.VN - Cái chết của Yevgeny Prigozhin, ông chủ Wagner, sau khi máy bay tư nhân của ông rơi vào ngày 23/8 đã đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của hãng quân sự tư nhân Wagner cũng như tình hình ổn định ở châu Phi hiện nay.

Đảo chính tại Niger và Gabon: Điềm báo đáng lo ngại đối với châu Phi
Đảo chính tại Niger và Gabon: Điềm báo đáng lo ngại đối với châu Phi

VOV.VN - Các cuộc đảo chính tại Niger và Gabon dường như là điềm báo đáng lo ngại đối với châu Phi – khu vực đã chứng kiến tình trạng bất ổn nghiêm trọng trong thời gian gần đây.

Đảo chính tại Niger và Gabon: Điềm báo đáng lo ngại đối với châu Phi

Đảo chính tại Niger và Gabon: Điềm báo đáng lo ngại đối với châu Phi

VOV.VN - Các cuộc đảo chính tại Niger và Gabon dường như là điềm báo đáng lo ngại đối với châu Phi – khu vực đã chứng kiến tình trạng bất ổn nghiêm trọng trong thời gian gần đây.

Ngoại trưởng EU họp bàn về các cuộc đảo chính châu Phi, xung đột ở Ukraine
Ngoại trưởng EU họp bàn về các cuộc đảo chính châu Phi, xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu hôm nay (31/8) gặp nhau tại Tây Ban Nha, họp bàn để đưa ra phản ứng đối với cuộc đảo chính tại Niger, các diễn biến tại quốc gia Trung Phi Gabon và cuộc xung đột tại Ukraine.

Ngoại trưởng EU họp bàn về các cuộc đảo chính châu Phi, xung đột ở Ukraine

Ngoại trưởng EU họp bàn về các cuộc đảo chính châu Phi, xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu hôm nay (31/8) gặp nhau tại Tây Ban Nha, họp bàn để đưa ra phản ứng đối với cuộc đảo chính tại Niger, các diễn biến tại quốc gia Trung Phi Gabon và cuộc xung đột tại Ukraine.

“Vành đai đảo chính” Trung và Tây Phi “nóng” hơn bao giờ hết
“Vành đai đảo chính” Trung và Tây Phi “nóng” hơn bao giờ hết

VOV.VN - Sau đảo chính ở Niger, Gabon lại rơi vào khủng hoảng khi giới lãnh đạo quân sự tuyên bố lên nắm quyền. Nếu thành công, đây sẽ là cuộc đảo chính thứ 8 kể từ năm 2020 ở Tây và Trung Phi – khu vực được cho là “vành đai đảo chính” tiềm ẩn nhiều bất ổn.

“Vành đai đảo chính” Trung và Tây Phi “nóng” hơn bao giờ hết

“Vành đai đảo chính” Trung và Tây Phi “nóng” hơn bao giờ hết

VOV.VN - Sau đảo chính ở Niger, Gabon lại rơi vào khủng hoảng khi giới lãnh đạo quân sự tuyên bố lên nắm quyền. Nếu thành công, đây sẽ là cuộc đảo chính thứ 8 kể từ năm 2020 ở Tây và Trung Phi – khu vực được cho là “vành đai đảo chính” tiềm ẩn nhiều bất ổn.